Bệnh Mềm Vỏ
Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mềm vỏ của tôm.
Do trong thức ăn dùng nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin, nhất là vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng. Cũng có thể thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu.
Trong ao có nhiều chất độc, như các khí độc sinh ra do sự phân huỷ của các chất hữu cơ, chất độc sinh ra do tảo độc hoặc chất độc do nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt đặc biệt là thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
Nuôi tôm trong điều kiện môi trường có nhiều biến động gây sốc làm rối loạn hoạt động trao đổi chất của tôm cũng gây ra mềm vỏ.
Từ nguyên nhân gây mềm vỏ như đã nêu ở trên, cần ngăn chăn hiện tượng này cần quan tâm đến vấn đề sau:
Dùng thức ăn có chất lượng tốt, có hàm lượng P: Ca là 1: 1. Bổ sung một lượng Vitamin tổng hợp, không nuôi mật độ quá cao.
Đảm bảo độ pH 7,5 đến 8,5 trong suốt quá trình nuôi.
Tránh nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chảy vào ao nuôi, tránh hiện tượng tảo nở hoa gây biến động điều kiện môi trường.
Related news
Để đảm bảo khi thả tôm giống không bị sốc và đạt tỷ lệ sống cao thì nên tạt sản phẩm Zucca – CA xuống ao trước; kiểm tra để điều chỉnh các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển: pH từ 7,5 - 8,5, độ kiềm lớn hơn 80 mg/l, độ trong từ 30 - 40 cm, nước có màu vàng xanh, ao không có khí độc. Sau đó mới tiến hành thả giống.
Hàng ngày: ghi chép đầy đủ những hiện tượng không bình thường của tôm và số lượng tôm bệnh hoặc chết ở gần bờ. Cần vớt số tôm chết lên và chôn chúng ở một nơi cách xa các ao tôm. Hàng tuần: bắt lấy 10 con tôm để kiểm tra xem vỏ hoặc mang của tôm có bị bẩn không. Nếu có, nên rắc thức ăn ra xa hơn và lấy lưới mắt nhỏ hoặc dùng tay để vớt tảo ở đáy ao hoặc tảo nổi trên mặt nước
Trong ao xảy ra các hiện tượng tảo tàn, ô nhiễm hữu cơ cao, các vật chất lơ lửng trong ao sẽ bám vào mang làm nó chuyển sang màu vàng, nâu đen.
Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO). Tôm rằn có thể nuôi xen canh với tôm sú đối với ao nuôi tôm sú chỉ nuôi được một vụ nhằm hạn chế dịch bệnh và giải quyết việc làm cho nông dân; nuôi ghép với cá rô phi làm tăng hiệu quả của ao nuôi lên khoảng 20% so với nuôi đơn cá rô phi.
Để giúp người nuôi hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do dịch bệnh Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu khuyến cáo quy trình nuôi tôm Thâm canh - Bán thâm canh đang áp dụng thành công cho đối tượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng như sau