Bệnh lạ hại sắn lan nhanh, giá sắn nguyên liệu tăng vọt
Theo thông tin từ Hiệp hội Sắn Việt Nam, giá sắn (mì) nguyên liệu đang tăng mạnh tại tất cả các khu vực, trung bình cứ cách 1 - 2 ngày lại tăng một giá.
Phun thuốc trừ virus gây bệnh theo khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Theo đó, giá sắn lát, phơi khô ở Tây Ninh tuần này ở mức 3.950 đồng/kg so với mức 3.850 đồng/kg hồi tuần trước. Tại Bình Phước, giá sắn (mì) xô thường cũng tăng từ 3.780 đồng/kg hồi tuần trước lên mức 3.900 đồng/kg trong tuần này.
Nguyên nhân giá sắn tăng là do thiếu nguyên liệu, các nhà máy phải nâng giá thu mua, dù vậy nguyên liệu chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất chạy máy. Hiện tại, giá bán tinh bột sắn được các nhà máy báo đã tăng khoảng 400.000 đồng/tấn so với thời điểm giữa tháng 9.
Cùng với việc giá sắn nội địa tăng mạnh, xuất khẩu sắn cũng có mức tăng trưởng tốt. Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 9.2017 xuất khẩu sắn và sản phẩm tiếp tục tăng trưởng cả lượng và trị giá so với tháng 8, lần lượt 8,3% và 17,9%, đạt tương ứng 309.400 tấn, trị giá 84,3 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân cũng tăng 8,6%, lên mức 272,5 USD/tấn. Nâng lượng xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017 lên 2,8 triệu tấn, đạt 727,9 triệu USD.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cũng nhận định, càng về thời điểm đầu vụ sắn 2017 - 2018, sắn lát nội địa và xuất khẩu đều tăng giá bán. Nguyên nhân là sức mua của thị trường Trung Quốc tăng mạnh, trong khi nguồn hàng vụ 2016 - 2017 của Việt Nam cũng như Thái Lan còn ít.
Một số biến dạng khác mà bệnh khảm gây ra trên lá mì.
Thêm vào đó, giá sắn củ tươi đang ở ngưỡng cao, dự báo giá thu mua sắn lát vụ 2017 - 2018 cũng sẽ ở mức rất cao so với mức giá bình quân vụ 2016 - 2017. Tuy nhiên, dịch bệnh “lạ” đang hoành hành ở một số vùng nguyên liệu sắn chính của Việt Nam như Tây Ninh hay vùng Tây Nguyên cũng khiến cho doanh nghiệp thu mua sắn lo thiếu nguyên liệu.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT Tây Ninh, tính đến cuối tháng 9, diện tích sắn (mì) bị nhiễm bệnh khảm lá mì là khoảng hơn 6.000ha, trong khi đó diện tích tiêu hủy chưa nhiều. Hiện, diện tích mì nhiễm bệnh còn trên đồng chiếm khoảng 32% trong tổng số diện tích mì còn trên đồng. Trong đó có nhiều diện tích mì trước có tỷ lệ nhiễm dưới 30% nay đã tăng lên khoảng 70% do nguồn bệnh còn trên đồng tiếp tục lan sang các cây chưa nhiễm bệnh.
Hình ảnh cây sắn (mì) bị bệnh "lạ": khảm lá.
Khảm lá mì là một bệnh lạ, ghi nhận lần đầu tiên xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á. Bệnh có tốc độ lây lan chóng mặt, đe dọa trực tiếp đến các vùng trồng mì toàn tỉnh Tây Ninh và các tỉnh lân cận phía biên giới Campuchia như Tbong Khmum, Svay Rieng và Prey Veng.
Cũng do là bệnh “lạ”, lần đầu xuất hiện với diện tích lớn nên việc dập dịch bệnh của người dân và cơ quan chức năng còn nhiều lúng túng, nông dân “tiếc của” khi nhiều ruộng sắn sắp tới ngày thu hoạch phải nhổ bỏ, tiêu hủy…
Related news
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, toàn tỉnh có 314 ha sắn bị gây hại, trong đó số diện tích bị nhiễm nặng là 117 ha, tập trung ở các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người dân nên tiêu hủy triệt để các cây sắn và tàn dư sau thu hoạch ở các vùng đã xuất hiện bệnh. Trong giai đoạn cây con, người trồng cần tăng cường phát hiện và tiêu hủy sớm các cây bị bệnh.
Đất trồng sắn phải được dọn sạch tàn dư thực vật như cỏ, thân cây sắn… tốt nhất nên trồng sắn ngay sau khi làm đất để đảm bảo độ ẩm và hạn chế rửa trôi đất khi gặp mưa to.
Cây khoai mì còn gọi cây sắn. Khoai mì không kén đất, song đất thích hợp là loại đất nhẹ tơi xốp và thoát nước tốt, pH 4,5-7,5. Khoai mì được trồng khắp nơi trên cả nước, diện tích tăng gấp đôi từ năm 2000 (235.000 ha) đến năm 2006 (474.800 ha). 1. Đặc điểm: