Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Bệnh Kí Sinh Và Kí Sinh Trùng Protozoa Ở Tôm

Bệnh Kí Sinh Và Kí Sinh Trùng Protozoa Ở Tôm
Publish date: Thursday. November 14th, 2013

Kí sinh trùng protozoa rất phổ biến ở tôm nuôi và tôm giống khi điều kiện trại giống và ao nuôi kém.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh:

Nhiễm kí sinh trùng nhẹ thường không gây hại tôm nhưng khi bị nhiễm nặng tôm sẽ bơi lội chậm chạp, lờ đờ gần mặt nước hoặc tấp mé ao. Dấu hiệu lâm sàng thường là vùng cơ bụng bị đục, tôm lờ đờ và mất phụ bộ. Nhiễm bẩn bề mặt vò tôm cũng ảnh hưởng quá trình lột xác. Các chất bẩn trên bề mặt thân tôm cũng ảnh hưởng quá trình bơi lội. Nhiễm trùng kí sinh ở mang có thể gây nên tình trạng thiếu oxy do hạn chế khả năng lấy oxy của mang.  Tôm nhiễm kí sinh nặng sẽ chết nhiều nếu Oxy hòa tan xuống thấp.

Tác nhân gây bệnh:

Chủ yếu là nhóm kí sinh bám Zoothanium spp. Một số kí sinh khác như Vorticella spp. Epistylis spp. Acineta spp.,...

Phòng trị bệnh:

Tôm nuôi bị bệnh kí sinh trùng có thể xử lý bằng Formol 20 ppm (5-10 ngày). Chú ý tạt ở bề mặt và chạy máy sục khí liên tục trong thời gian xử lý. Sau khi xử lý cần thay nước 10-20%.


Related news

Khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Phần 2: Ảnh hưởng của độ pH Khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Phần 2: Ảnh hưởng của độ pH

Theo khả năng thích ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng khi thay đổi pH, pH của môi trường nên được duy trì trong khoảng 8.0 - 8.5, và biến đổi pH

Monday. May 14th, 2018
Hướng dẫn cách kiểm soát và đo nồng độ pH trong ao nuôi tôm (Phần 1) Hướng dẫn cách kiểm soát và đo nồng độ pH trong ao nuôi tôm (Phần 1)

Cùng với việc kiểm soát tốt chất lượng con giống đầu vào thì việc kiểm soát chỉ số pH nước ao nuôi cũng là khâu vô cùng quan trọng quyết định thành bại vụ tôm

Monday. May 14th, 2018
Hướng dẫn cách kiểm soát và đo nồng độ pH trong ao nuôi tôm (Phần 2) Hướng dẫn cách kiểm soát và đo nồng độ pH trong ao nuôi tôm (Phần 2)

pH là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi. pH bao gồm ion H+ (axít) và OH- (kiềm), khoảng đo có giá trị 0 - 14

Monday. May 14th, 2018
Hướng dẫn xử lý nước ao nuôi tôm khi độ pH cao Hướng dẫn xử lý nước ao nuôi tôm khi độ pH cao

Trong nuôi trồng thủy sản, pH thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của thủy sản. Vậy cách xử lý có độ pH cao hoặc thấp?

Tuesday. May 15th, 2018
Nên áp dụng độ pH cao hay thấp trong tháng đầu tiên nuôi tôm? Nên áp dụng độ pH cao hay thấp trong tháng đầu tiên nuôi tôm?

pH nước ao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Thông thường, yêu cầu pH trong ao tôm là từ 7,5 đến 8,3.

Tuesday. May 15th, 2018