Home / Cây ăn trái / Chôm chôm

Bệnh hại cây chôm chôm

Bệnh hại cây chôm chôm
Publish date: Wednesday. November 4th, 2015

1. Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.)

Triệu chứng

Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái non và lá non trên các vườn chôm chôm.

Trên lá non:

Trên bề mặt lá bị bao phủ một lớp nấm màu trắng xám, nấm phát triển trên cả hai mặt lá, làm cho lá bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô.

Trên hoa:

phát hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng xám, làm cho hoa bị khô và rụng đi.

Trên trái non:

Trái non cũng bị một lớp phấn màu trắng xám bao phủ, trái bị khô đen và rụng đi. Nấm cũng tấn công ở giai đoạn trái hơi lớn, làm cho trái khô có thể rụng đi hoặc treo trên cây.

Nếu nấm tấn công vào giai đoạn trái lớn  sẽ làm cho râu trái bị khô, đổi màu đen, gây hiện tượng râu kẽm trên trái chôm chôm, trái bị nhiễm bệnh sẽ kém phát triển, cơm mỏng .

Kí chủ:

Nấm gây hại trên nhiều loại cây trồng như xoài, chôm chôm, nhãn, đu đủ và trên một số cây trồng khác như đậu, các loại ngũ cốc, một số loại cải trong họ thập tự, một số cây trong họ cà và cả hoa hồng.

Điều kiện phát sinh phát triển

Nấm phát triển mạnh trong điều kiện có ẩm độ cao, nhiệt độ thấp.  Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là: 20 – 250C. Nấm phát tán chủ yếu nhờ gió và nẩy mầm trong điều kiện có giọt sương.

Qui trình phòng trừ bệnh phấn trắng

 Biện pháp cơ học: Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa những cành già cỏi, cành mang mầm bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng.

Biện pháp hóa học:

Vụ thuận:

vụ thuận thời tiết không thuận lợi cho sự bộc phát của nấm gây bệnh phấn trắng như nhiệt độ cao, ẩm độ thấp. Ta có thể phun ngừa bằng Kumulus nồng độ 40g/10l nước, Anvil nồng độ 20 ml/8l nước.

Khi bệnh phát triển mạnh thì nên dùng thuốc gốc Difenoconazole, Propiconazole… nồng độ theo khuyến cáo.

Vụ nghịch

: thời gian phun ngừa nên sớm hơn, khi mhững phát hoa bắt đầu bung chà, vì vào thời điểm nầy thường mưa nhiều, ẩm độ cao, thuận lợi cho bệnh phát triển. Khi bệnh phát triển mạnh thì nên phun trị bằng Propiconazole, Difenoconazole… nồng độ theo khuyến cáo.

Phân bố các lần phun:

Tiến hành phun lần 1 khi phát hoa vừa bung chà, phun lần 2 cách lần 1 là 7 ngày, lần 3 khi trái đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý (Lần 1 và lần 2 phun nên phun thuốc gốc lưu huỳnh - Kumulus, lần 3 phun Anvil hoặc phun lần 1 với Difenoconazole hay Propiconazole, lần 2 với thuốc gốc lưu huỳnh - Kumulus và lần 3 khi trái đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý bằng thuốc Anvil).

 2. Bệnh cháy lá (do nhiều loại nấm Pestalotia, Phomopsis)

Triệu chứng

Bệnh xảy ra trên các lá đã trưởng thành, phần đầu chóp lá thường bị cháy khô có màu nâu đến nâu xám, vết bệnh lan nhanh từ chóp lá trở vào.

Giữa vùng bệnh và vùng khoẻ trên lá thường có 1 đường viền màu nâu đỏ nổi rõ lên.

Ở mặt dưới của vết bệnh có thể thấy những ổ nấm màu đen. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, bệnh nặng ở những cây có mức sinh trưởng kém, không sử dụng phân chuồng.

Biện pháp phòng trừ:

Bệnh do nhiều loại nấm tấn công, để phòng ngừa bệnh cho cây cần bón phân cân đối, chú trọng phân Kali, hoặc cung cấp thêm phân hữu cơ cho cây.

Đặc biệt, cần giữ  ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô. Có thể phun các loại thuốc gốc đồng để ngừa bệnh.

3. Bệnh thối trái ( do nấm Phomopsis sp., Dothiorella spp.)

Triệu chứng

Bệnh xuất hiện chủ yếu khi trái chuẩn bị chín, đồng thời gặp những đợt mưa kéo dài.

Vết bệnh ban đầu là những đốm nâu đen, về sau vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào bên trong thịt quả, thịt quả bị thối nhũn và có mùi hôi chua khó chịu. Quả thối còn treo trên cây hoặc rụng xuống đất.

Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, nhất lá các chùm quả khuất trong tán lá. Các vết cắn phá của côn trùng trên quả tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhiễm và phát triển.

Phòng trừ

Vệ sinh vườn thông thoáng, thu gom quả bị bệnh đem tiêu hủy. Khi trái chuẩn bị chín nếu gặp mưa nhiều nên phun phòng bệnh bằng các thuốc Mancozeb, Ridomil gold, Carbendazim...


Related news

Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 1 Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 1

Cây chôm chôm (Nephelium lappaceum Linn.) có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia, hiện nay được trồng ở các nước như: Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand,..., Việt Nam, là loại cây ăn quả nhiệt đới thích hợp vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

Sunday. September 11th, 2016
Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 2 Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 2

Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 2

Sunday. September 11th, 2016
Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 3 Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 3

Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 3

Sunday. September 11th, 2016
Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái - Phần 1 Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái - Phần 1

Giống chôm chôm Thái là giống có trái lớn, trọng lượng 50-70 gram/trái, cơm dày, tróc tốt, hạt dẹt rất nhỏ, năng suất cao, chất lượng tốt, khi chín râu trái có màu xanh, vỏ có màu đỏ, xen chấm vàng rất hấp dẫn người tiêu dùng.

Sunday. September 11th, 2016
Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái - Phần 2 Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái - Phần 2

Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái - Phần 2

Monday. September 12th, 2016