Bệnh Giun Khí Quản Ở Gà
Giun khí quản còn gọi là giun giao hợp. Con đực dài 0,5cm, con cái dài 0,5 - 2cm có màu đỏ nâu, con đực và con cái sống trên giao hợp không đứt. Sống ký sinh ở khí quản và 2 phế quản lớn của gà, đôi khi ở thủy cầm và chim hoang.
Giun khí quản là ký sinh trùng có ở khắp nơi trên thế giới. Những con gia cầm non nhỏ hơn 10 tuần tuổi dễ nhiễm nhất và có triệu trứng khó thở do bị tắc khí quản và có thể bị chết do ngạt. Gia cầm trưởng thành không thể hiện triệu trứng. Trứnggiun được thải ra chất nhầy niêm mạc thanh, khí quản khi gia cầm ho và lẫn trong những chất thải.
Nếu thời gian và độ ẩm thuận lợi ấu trùng sẽ nở ra lúc 8 - 14 ngày và sống trong đất, nơi có thể nhiễm sang gia cầm khác hoặc qua giun đất như một ký sinh chủ trung gian bọc cuộn tròn trong lớp cơ của giun đất có thể giữ tính gây nhiễm trong 4 năm. Một số loại ốc sên, ấu trùng ruồi, giun và côn trùng khác có thể là những ký chủ chọn lọc của loại ký sinh trùng này.
Sau khi được gia cầm tiêu hóa trong vòng 6 - 24 giờ có thể xuất hiện ở phổi và sau 7 - 13 giờ có thể thấy giun trưởng thành ở khí quản trong giao hợp. Sau 7 - 13 ngày giun cái bắt đầu đẻ trứng. Như vậy là thời gian nung bệnh là từ 15 - 20 ngày. Gà chứa giun trong thời gian dài nhất là 150 ngày.
Gà tây có thể kéo dài tới 224 ngày, đây có thể là vật mang bệnh quan trọng nhất trong quá trình lây truyền bệnh. Ở chỗ bám của ký sinh trùng có bệnh tích viêm hạt. Trong trường hợp nghi ngờ có thể mổ gà để khẳng định kết quả chẩn đoán.
Phòng và trị bệnh: Những biện pháp phòng và khống chế bệnh giun khí quản ở gà gây ra bao gồm cải thiện điều kiện vệ sinh sát trùng và phá vỡ vòng đời của ký sinh trùng.
Người ta chỉ có thể đấu tranh có hiệu quả chống các loại ký sinh trùng này khi biết được những đặc điểm sinh học của ký sinh trùng. Cùng với việc điều trị những gà mắc bệnh phải áp dụng những biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt tránh nhiễm lại cho gà.
Luôn giữ cho chuồng trại khô ráo tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho sự phát triển của ký sinh trùng
Không nuôi gà ở mật độ quá cao
Nền chuồng cao, đệm lót luôn khô ráo
Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống, giữ khô khu vực quanh máng uống và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho gà. Không nên cho gà ăn những loại thức ăn kém chất lượng (thiếu đạm, vitamin, thiếu khoáng …) làm giảm khả năng đề kháng chống các bệnh ký sinh trùng. Thức ăn, nước uống lẫn phân là nguồn gây nhiễm quan trọng của bệnh truyền nhiễm cũng như bệnh ký sinh trùng.
Gà sẽ được điều trị khi phát hiện ở sự nhiễm ký sinh trùng. Đối với những đàn gà nuôi với số lượng lớn có thể điều trị toàn đàn gà qua trộn thuốc trong thức ăn hay pha trong nước uống. Với những đàn gà này cần thiết phải tẩy ký sinh trùng 2 - 3 lần trong 1 năm và nếu được nên luôn thay đổi các loại thuốc trong mỗi lần tẩy. Sau mỗi lần tẩy ký sinh trùng nếu vẫn dùng đệm llót cũ thì cần phải diệt hết trứng và ấu trùng bằng nhiệt độ nóng sinh học bằng cách chất độn chuồng cần được vun đống vẩy nước ủ kín để tự nó sinh nhiệt giết chết trứng và ấu trùng giun sán. Trong trường hợp không làm được như vậy cần thay ít nhất nửa trên lớp độn chuồng.
Đối với những nơi thay đệm lót hoàn toàn cần làm tốt từng bước công tác cọ rửa, vệ sinh sát trùng mới có thể tiêu diệt được mầm bệnh.
Thường xuyên phải phun thuốc khử trùng diệt côn trùng: sâu bọ, ốc sên bằng dipterex, asuntol, CuSO4 …
Có thể dùng những loại thuốc dược phẩm sau để tẩy ký sinh trùng:
- Piperazin: Trộn 0,2 - 0,4% trong thức ăn, pha 0,1 - 0,2% trong nước.
- Phenothiazin: 0,5g/gà dùng 1 ngày.
- Tetramisole: 40 mg/kg thể trọng dùng 1 ngày.
- Levamisole: 0,04% trộn trong thức ăn dùng trong 1 ngày.
Related news
Theo Christine Nicol của Đại học Bristol, các yếu tố nguy cơ quản lý và ảnh hưởng di truyền có tác động đến việc mổ lông.
Chúng ta có thể thấy gà có biểu hiện xương yếu và dễ gãy ngày một tăng, nhưng chúng lại sống trong môi trường chuồng nuôi khá phức tạp và nguy hiểm
Nghiên cứu probiotic như một sản phẩm thay thế cho thuốc kháng sinh truyền thống để chống lại các tác nhân gây bệnh như Salmonella, Campylobacter ở gia cầm
Để tránh bệnh viêm da bàn chân (FPD), cần phải có hàm lượng vitamin, khoáng chất thích hợp và thực hành quản lý tốt, đặc biệt đối với gia cầm nuôi thả.
Các nhà khoa học đã phát triển các phân tử peptit nhân tạo có thể vô hiệu hóa một loạt các chủng virut cúm.