Bệnh Chổi Rồng Tiếp Tục Gây Hại Trên Chôm Chôm

Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long, đến cuối tháng 9/2014, toàn tỉnh có 18ha chôm chôm nhiễm chổi rồng, tập trung nhiều tại các xã Đồng Phú, Bình Hòa Phước, An Bình (Long Hồ), tỷ lệ nhiễm dưới 30%. Mức độ nhiễm chổi rồng trên giống chôm chôm Thái, Java nhiều hơn chôm chôm đường.
Theo nhiều nhà vườn ở Long Hồ, triệu chứng nhiễm bệnh chổi rồng trên cây chôm chôm gần giống như trên cây nhãn. Bệnh gây hại trên đọt non làm đọt bị chùn lại, không phát triển được. Lá, chồi non không phát triển được và mọc thành chùm, các lá này không lớn lên được và cụm lại.
Trên hoa, bệnh làm cho chùm hoa co cụm lại, không bung ra được, kém phát triển và khả năng đậu trái rất ít, trái nhỏ. Trước đây, bệnh gây hại trên chôm chôm ở giai đoạn bông nhưng thời gian gần đây xuất hiện trên cả đọt và cây con làm gốc ghép.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã giao Chi cục Bảo vệ thực vật thực hiện các giải pháp phòng trừ đồng thời trên cả nhãn và chôm chôm; thu thập thông tin và lấy mẫu để xét nghiệm tìm nguyên nhân cũng như cách phòng trị.
Related news

Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.
Trận mưa lụt lịch sử diễn ra trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện, đến thời điểm này, huyện Vân Đồn bị thiệt hại 871 lồng bè nuôi hầu, 384 ô lồng cá, 110 hộ nuôi ốc, hơn 60ha nuôi cá nước ngọt... tổng diện tích khoảng 300ha, chiếm 30% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện.

Việc thịt gà nhập ngoại tràn ngập thị trường đã gióng lên hồi chuông báo động với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ không có “cửa” phát triển.

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.