Home / Cây lương thực / Khoai lang

Bệnh chết dây trên cây khoai lang

Bệnh chết dây trên cây khoai lang
Author: Kim Xuân Lộc
Publish date: Saturday. February 16th, 2019

Cây khoai lang từ lâu đã giúp người nông dân thoát nghèo chính trên mảnh đất của mình. Nhưng những năm gần đây đã xuất hiện loại bệnh làm cho dây khoai lang chết hàng loạt dẫn đến nhiều hộ thua lỗ nặng.

Đã có rất nhiều những ruộng khoai lang gần như mất trắng vì bệnh này. Đó là bệnh chết dây (chết tím dây) trên cây khoai lang (hay còn gọi là bệnh héo vàng) đang làm cho người trồng cảm thấy lo lắng mỗi khi bước vào vụ mới.

Triệu chứng: Bệnh chết dây trên cây khoai lang do nấm Fusarium sp gây ra. Nấm bệnh xâm nhập gây hại vào gốc dây khoai lang cách mặt đất 2-3 cm. Chúng làm cho dây khoai có những vết thương màu nâu đen chạy dọc theo dây.

Các vết thương này làm tắc nghẽn các mạch dẫn khiến cho việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trở nên khó khăn, làm cây sinh trưởng kém, lúc đầu viền lá ở các lá già có màu huyết, đọt lá màu tím biểu hiện như hiện tượng thiếu lân, cắt ngang thân thấy mạch dẫn bên trong bị nâu đen. Sau đó các lá già bắt đầu chuyển sang vàng dần và héo. Bệnh nặng làm dây bị chết khô.

Biểu hiện bệnh rõ nhất lúc thời tiết mưa và nắng đột ngột, nhiệt độ khoảng 30 độ C. Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.

Biện pháp phòng trừ:

- Luân canh cây trồng khác họ.

- Dùng hom giống ở ruộng khoai không bị bệnh.

- Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch.

- Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh nặng.

- Bón phân cân đối Đạm – Lân – Kali. Bổ sung thêm nguyên tố trung vi lượng cho khoai lang.

- Trước khi làm đất tăng cường bón vôi để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Trước khi lên luống bón lót phân chồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh như phân HCVS1 VIETSTAR để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, đất tơi xốp và tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất.

- Nên bổ sung CALCIUM NITRATE 02 lần/vụ nhằm tăng sức miễn dịch cho bộ rễ và đề kháng cho dây khoai.

- Bệnh chết dây khoai lang rất khó chữa trị nên cần lưu ý theo dõi ruộng khoai và chủ động phun thuốc phòng ngừa bệnh sớm bằng sản phẩm BIMA hoặc thuốc có gốc đồng.

Vừa qua, đội ngũ bác sĩ cây trồng của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn đã phối hợp với hộ nông dân Hồ Thanh Dũng, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long thực hiện mô hình phun thuốc phòng ngừa bệnh chết dây khoai lang. Với quy trình xử lý thuốc bảo vệ thực vật như sau cho hiệu quả phòng ngừa bệnh khá thành công. Cụ thể như sau:

Phun ngừa: Sau khi trồng được 15 ngày tiến hành xử lý thuốc Dipomate 430SC hoặc Mexyl MZ 72WP tưới điều trên mặt luống, với liều lượng (0,5 lít Dipomate 430SC/200 lít nước hoặc 0,5kg Mexyl MZ 72WP/200 lít nước) tưới cho 1.000 m2. Sau đó cứ cách 20 ngày tưới lại 01 lần cho đến trước khi thu hoạch 01 tháng.

Khi bệnh chớm xuất hiện rải rác trên ruộng khoai: Tiến hành xử lý thuốc ngay bằng 1 trong 2 loại thuốc Dipomate 430S hoặc Mexyl MZ 72WP, tưới thuốc liên tục 03 lần, mỗi lần cách nhau 07 ngày. Sau đó cứ duy trì 20 ngày tưới 01 lần cho đến trước khi thu hoạch 01 tháng.


Related news

Hiệu Quả Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang Hiệu Quả Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang

Khoai lang không kén đất nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH 5 – 6. Với yêu cầu của khoai lang như vậy nên bón phân lân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.

Tuesday. April 22nd, 2014
Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang

Khoai lang không kén đất nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH 5 – 6. Với yêu cầu của khoai lang như vậy nên bón phân lân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.

Tuesday. April 22nd, 2014
Kỹ thuật trồng và chăm bón khoai lang cho nhiều củ Kỹ thuật trồng và chăm bón khoai lang cho nhiều củ

Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa...

Friday. June 22nd, 2018