Bệnh Chết Cây Con Trên Xoài
Tác nhân gây bệnh: Pythium sp.
Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển
Cây con bị bệnh thường lá bị mềm rủ và tái màu, có những vết đen xuất hiện ở gốc lá, lớn dần và lan rộng đến phần gân chính của lá, sau đó lá bị héo cụp xuống và uốn cong lại rồi chết. Hệ thống rễ bị thối ở vùng cổ rễ rồi lan rộng. Chẻ dọc vùng nhiễm bệnh thấy có nhũng nước, biến màu nâu đen trong mạch dẫn và phần gỗ dọc theo thân chính hướng xuống vùng rễ. Thường cây bị nhiễm bệnh ở vùng ghép.
Mạch dẫn bị hư và dẫn đến hấp thu dinh dưỡng, nước kém làm cây bị héo và chết.
Nấm có thể sống hoại sinh trong đất hoặc ký sinh trên cây, khi gặp điều kiện thuận lợi như tưới quá nhiều nước cho cây, hoặc trồng mật độ cao chúng sẽ tấn công cây con.
Biện pháp phòng trừ
Chủ yếu là phải chọn nơi đất trồng khô ráo, cây con nên đặt trên liếp, bầu đất phải thoát nước tốt, đất vô bầu không quá nhiều đất sét.
Có thể trộn các loại thuốc như Metalaxyl với Mancozeb để rải vào đất hay phun lên cây.
Related news
Bệnh thán thư là bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên xoài nhất là trên các vườn ít được chăm sóc. Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm gây hại chính trên những phần non của cây như chồi, lá, cành non, bông và trái.
Xoài là cây ăn trái nhiệt đới, thích hợp trồng ở những nơi có nhiệt độ từ 24-27oC, lượng mưa thích hợp <1.500mm. Xoài cũng có thể trồng và phát triển bình thường trên nhiều loại đất khác nhau, như đất hơi phèn, mặn, nghèo dinh dưỡng nếu được chăm sóc tốt.
Cùng anh em xóm giềng săm soi cả buổi, ông đã phát hiện nguyên do xoài chết là do sùng. đục vỏ thân cây xoài
Trên cây xoài có nhiều loài gây hại trên ngọn-cành. Trong đó loài vòi voi 1 Sybulus sp. gây hại hơn hết.
Xoài là cây ăn trái dễ trồng, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy trong những năm gần đây, diện tích trồng xoài đã gia tăng đáng kể