Bầu Đức Chi 6.000 Tỷ Đồng Chăn Nuôi Bò

"Sữa, thịt bò tại Việt Nam sẽ được lập lại trật tự. Chúng tôi có đủ lực để quyết định giá và tôi tin mức này là thấp hơn thị trường", bầu Đức khẳng định.
3 doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai, Vissan và Nutifood đã ký kết hợp tác sản xuất bò thịt, bò sữa vào chiều nay (9/6), với tổng vốn đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, khoảng 6.000 tỷ đồng sẽ đầu tư cho phát triển đàn bò, phần còn lại cho nhà máy chế biến bò sữa và bò thịt.
HAGL bỏ ra 50% vốn, số còn lại thuộc về Vissan và Nutifood. Giai đoạn 1, HAGL sẽ phát triển 236.000 con bò. Theo bầu Đức, giống bò thịt sẽ được HAGL nhập về từ Thái Lan và Úc, còn bò sữa sẽ nhập từ Mỹ và New Zealand.
Bầu Đức chi 6.000 tỷ đồng chăn nuôi bò
Ngày 16/6 tới, lứa bò thịt đầu tiên từ Thái Lan sẽ về Việt Nam. Đây là lứa bò đã 17 đến 18 tháng tuổi, về trang trại HAGL ở Gia Lai nuôi thêm 7 đến 8 tháng nữa. Khoảng đầu năm 2015, bò thịt HAGL cung ứng cho Vissan sẽ có mặt trên thị trường.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT công ty NutiFood cho biết, đơn vị này sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% tại Gia Lai sử dụng nguyên liệu là sữa tươi của trang trại bò sữa HAGL. Công suất giai đoạn 1 khoảng 290 triệu lít sữa/năm và sẽ nâng lên 500 triệu lít vào các năm tiếp theo. Dự kiến đầu năm 2016, sản phẩm sữa từ nhà máy này sẽ cung ứng ra thị trường. Cũng theo ông Trần Thanh Hải, chi phí đầu vào giảm bao nhiêu, sản phẩm đầu ra sẽ giảm tương ứng bấy nhiêu.
HAGL hiện có trong tay quỹ đất lên tới hơn 100.000 ha tại ba nước Việt Nam, Lào và Myanmar, rất thuận lợi để chăn nuôi đàn gia súc lớn. Không chỉ vậy, doanh nghiệp này còn đang sản xuất 5.000 ha bắp, hàng chục ngàn ha cọ dầu, mía nên bầu Đức cho biết, doanh nghiệp có thể phát triển đàn bò lên tới 300.000 con chứ không dừng ở con số trên 200.000.
“Cái khó nhất là giá bất động sản nhưng HAGL đã từng có vai trò quyết định trong việc định giá suốt thời gian dài. Tôi cam đoan thịt bò và sữa chúng tôi đủ lực để quyết định giá, lập lại mặt bằng giá, và chắc chắn mức giá của HAGL rất cạnh tranh”, bầu Đức khẳng định .
Bầu Đức, cũng cho rằng, việc ký kết giữa 3 đơn vị là sự kiện rất quan trọng, đây sẽ là một liên minh mạnh, là tiền đề rất quan trọng thể hiện cột mốc trong quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam.
Related news

Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.

Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..

Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.

Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.