Bắt tay tiêu thụ nông sản

Hà Nội đã tổ chức 5 đoàn cán bộ, DN đến Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Dương, TP.HCM nhằm tăng cường hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...
Các DN của Hà Nội và các cơ sở SX của các tỉnh có dịp trao đổi thảo luận nắm bắt tiềm năng, lợi thế, có cơ hội tham quan thực tế khu vực SX. Thông qua chương trình đoàn công tác, các DN Thủ đô đã ký kết hợp đồng SX, tiêu thụ sản phẩm.
Đến nay có trên 20 chủng loại sản phẩm từ các vùng miền được giới thiệu và tiêu thụ tại các cửa hàng an toàn thực phẩm, siêu thị của Hà Nội như chè Vĩnh Tân, mật ong Phong Thổ, miến dong Tuyên Quang; bưởi da xanh, khoai lang tím, măng cụt, mít nghệ Vĩnh Long; vú sữa, bưởi Năm Roi, thanh long Tiền Giang; dưa cao cấp Bình Dương...
Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm khác đang chờ đến mùa thu hoạch sẽ có mặt tại thị trường Hà Nội.
Các chuyến đi cũng là dịp để Hà Nội giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật mới đang triển khai tới các địa phương, làm cơ sở để kết nối chuyển giao như giống bò BBB, nhãn chín muộn, gà mía Sơn Tây...
Bên cạnh các chương trình đoàn đi nhằm hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các bộ phận làm công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp của các địa phương đã khảo sát kênh phân phối nông sản thực phẩm tại Hà Nội.
Hiện đã có 3 DN của Hà Nội kết nối với 6 cơ sở SX của các tỉnh để cung cấp tiêu thụ hàng nông sản qua kênh phân phối tại Thủ đô.
Nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn trong tiến trình hội nhập quốc tế và đưa ra những giải pháp đối với ngành nông nghiệp, từ ngày 28 - 29/5/2015, hội thảo “Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp” đã được tổ chức thành công.
Đây là hội thảo được đánh giá là có tính mới và sáng tạo, được đông đảo nhà khoa học, nhà quản lý, DN, người SX, người tiêu dùng quan tâm.
Hội thảo đã kết nối nhiều DN, cơ sở SX của Hà Nội với 17 tỉnh, thành phố để tiêu thụ nhiều sản phẩm như na Lạng Sơn, cam Hàm Yên, miến dong Bắc Kạn, chả mực Hạ Long, gạo Bao Thai, cá thu, mực ống, chè Thái Nguyên, nhãn muộn Hoài Đức, rau an toàn Chúc Sơn…
Để giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh, Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức tham gia gian hàng tại các kỳ hội chợ do các tỉnh, thành phố tổ chức như: Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp TP.HCM lần III năm 2015 diễn ra tại TP.HCM, ngày 26 - 29/6/2015; Hội chợ Công thương khu vực Bắc Trung bộ - Nhịp cầu xuyên Á Quảng Trị 2015 diễn ra tại TP Đông Hà, Quảng Trị ngày 8 - 14/7/2015.
Tham gia đoàn hội chợ có 12 DN hoạt động trong lĩnh vực SXKD giống cây trồng, vật nuôi. Đây là dịp để Hà Nội giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, tiến bộ kỹ thuật mới đến đông đảo người SX, doanh nghiệp trong cả nước.
Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội còn đóng vai trò làm đầu mối cung cấp thông tin, kết nối DN và người SX thông qua bộ thông tin dữ liệu tổng hợp về tiềm năng cơ hội hợp tác của Hà Nội và các tỉnh thành; danh sách các cơ sở SX, DN tiềm năng, sản phẩm an toàn đặc trưng vùng miền, hệ thống cửa hàng phân phối, nhu cầu hợp tác...
Từ đó cung cấp thông tin cho các cơ sở SX và DN của Hà Nội và các tỉnh, thành phố làm cơ sở liên kết hợp tác đầu tư.
Thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá thông qua việc phối hợp với các đơn vị đài, báo từ trung ương đến địa phương, qua bản tin xúc tiến thương mại nông nghiệp, trang web, các hoạt động XTTM nông nghiệp.
Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp nông thôn giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được thực hiện từ năm 2010. Tuy nhiên việc hợp tác trong lĩnh vực XTTM nông nghiệp mới chính thức được thực hiện từ năm 2015.
Đây là lĩnh vực mới với nhiều khó khăn như cơ chế, chính sách hỗ trợ XTTM nông nghiệp chưa đủ mạnh để khích lệ DN quan tâm đầu tư... song bước đầu Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội đã khẳng định vai trò cầu nối liên kết, từng bước tạo niềm tin cho DN và người SX.
Related news

Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.

Lâu nay, nhắc đến vú sữa Lò Rèn, người ta nghĩ ngay đến địa danh Vĩnh Kim (xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Vậy mà, đi sâu tìm hiểu xuất xứ loại cây này, tuy có nhiều giai thoại nhưng giai thoại nào cũng cho biết vú sữa Lò Rèn không xuất phát từ Vĩnh Kim!

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.