Bảo Vệ Thương Hiệu Gà Đồi Yên Thế
Sau khi Báo NTNN đăng tải 2 bài về thương hiệu gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) bị “đánh cắp”, lãnh đạo huyện này cho biết sẽ kêu gọi các doanh nghiệp chung tay giúp sức bảo vệ thương hiệu này.
Sẽ gắn mã vạch cho gà
Ông Phạm Tuấn Anh- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chăn nuôi và chế biến gia cầm Trường Anh, cho biết, do vấn đề an toàn thực phẩm, nên hiện người tiêu dùng đang có tâm lý chuộng đồ “quê”, nên vừa qua sản phẩm gà đồi Yên Thế mới tiêu thụ nhiều.
Còn theo ông Lê Bảo Việt- Phó Giám đốc Công ty Năm Thái, thiếu sản phẩm cũng có thể bị “chửi”, nhưng để đáp ứng đủ nhu cầu mà bán gà không đủ ngày tuổi với chất lượng thấp ngoài bị “chửi” ra còn bị người tiêu dùng quay lưng lại với thương hiệu của mình. Do đó, chất lượng phải đặt lên hàng đầu cho dù thời gian đầu, có thể hàng chất lượng cao sẽ không đủ phục vụ cho nhu cầu của thị trường.
Cũng theo ông Việt, sản phẩm gà đồi Yên Thế theo đề án mà huyện triển khai sắp tới sẽ được giám sát bằng các thiết bị điện tử hiện đại nhất là bằng mã vạch. Gà lông trước khi xuất sẽ có giấy tờ chứng minh nguồn gốc của ngành thú y, còn gà thịt sẽ được đóng nhãn mác với đầy đủ thông tin trên bao bì sản phẩm. Chỉ cần tra theo mã vạch, người tiêu dùng có thể biết được con giống xuất xứ ở đâu, ăn loại cám gì, được bao nhiêu ngày tuổi.. gà ngày tuổi càng cao sẽ có giá bán càng cao.
Loay hoay tìm giống tốt
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Yên Thế tuy có địa hình thích hợp với chăn nuôi nhưng kinh nghiệm chăn nuôi của bà con trên địa bàn còn hạn chế, thực tế, một số sản phẩm khi đưa ra thị trường chất lượng sản phẩm gà chưa đảm bảo. Nguyên nhân chính là do đầu vào chưa chuẩn (từ giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y).
Khi sản xuất, người dân còn phụ thuộc vào thị trường, nên các sản phẩm gà chưa đủ ngày tuổi, gà không đảm bảo chất lượng vẫn phải bán để cắt lỗ. Vì thế, chúng tôi đã đi đến thống nhất, cùng chung tay hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, đầu ra, và cùng với sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng... góp phần đồng hành cùng bà con để duy trì và phát triển nghề chăn nuôi, duy trì, phát triển thương hiệu gà đồi Yên Thế”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Thế cho rằng, điều mà bà “trăn trở nhất” khi phát triển nhãn hiệu gà đồi Yên Thế vẫn là khâu giống, vì thực tế nếu không liên kết được với doanh nghiệp thì khó đảm bảo cả số lượng và chất lượng con giống.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn Anh hiện nay công đoạn quan trọng nhất là đầu tư sản xuất ra những con gà đạt chuẩn, nếu không đạt chất lượng sẽ không đưa ra thị trường. Trước thực tế này, ông Lê Công Cường - Giám đốc Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi (Công ty CP Công nghệ sinh học Tân Việt) khẳng định, chúng tôi sẽ tham gia cùng một số doanh nghiệp sản xuất gà đồi Yên Thế đạt chuẩn. Trước mắt chúng tôi xác định lỗ vốn 6 tháng đầu để có được sản phẩm tốt nhất.
Liên quan tới lĩnh vực thú y, ông Việt khẳng định: “Công ty ngoài cung cấp thuốc thú y đạt chuẩn sẽ cử 5 cán bộ thú y có chuyên môn tốt nhất để tham gia trong suốt quá trình triển khai dự án. Theo dõi từ đầu vào con giống cho đến khi xuất bán”.
Related news
Cách đây vài năm, xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy - Quảng Bình) được biết đến là một làng chài nghèo, quanh năm tất tả với cái ăn, cái mặc. Bây giờ thì khác, ông Nguyễn Thanh Thoảng - Chủ tịch UBND xã cho hay: “Riêng vụ cá lóc năm nay, cả xã có tổng sản lượng gần 500 tấn, nếu lấy giá bán trung bình là 50 ngàn đồng/kg thì có con số thu đến 25 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 15 tỷ, chia ra, bình quân mỗi hộ có trên 20 triệu đồng”.
Ấn Độ buộc phải đóng một mức thuế nhất định khi xuất khẩu tôm sang Mỹ, cũng giống như một số nước châu Á khác. Tuy nhiên, trong khi hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm giảm sản lượng sản xuất ở các nước khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ vẫn còn chỗ đứng trong cuộc chơi, theo các nguồn tin cho biết
Sau khi nghỉ chế độ, ông Đinh Sỹ Chung, xã Ninh Khang (Hoa Lư - Ninh Bình) đã sang một số nước: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... tìm hiểu, học cách nuôi gà lấy trứng vốn đang được thị trường ưa chuộng và có nhiều tiềm năng phát triển.
Chiều 25/5, Công an TP Hà Nội phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã điều tra khám phá một vụ vận chuyển 2 tấn cá quả Trung Quốc về chợ Hà Nội để tiêu thụ.
Với 2 ao rộng 500m2 phía sau nhà, sau khi cải tạo và xử lý vôi bột tìm diệt cá tạp, ếch, rắn, chị Nguyễn Thị Nhít ngụ ấp Long An A, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thả hơn 15.000 con cá lóc giống.