Bao trái cây khiến vỏ chuyển xanh sang vàng

Bà L.T.N (ngụ xã An Hữu, huyện Cái Bè - Tiền Giang), chủ một đại lý bảo vệ thực vật cho biết: "Tôi nhập nhiều loại bao trái như: bao xoài, bao chuối… từ Đồng Tháp về bán lại cho nhiều nhà vườn trong xã, giá từ 600 - 1.200 đồng/bao. Tôi cũng không rõ loại bao này xuất xứ từ đâu và có ảnh hưởng đến chất lượng trái hay không”. Qua tìm hiểu tại các cửa hàng khác thì nơi cung cấp loại bao trái này có xuất xứ từ Đồng Tháp và TP HCM. Trên bao bì có in dòng chữ “Made in Taiwan” và tiếng Hoa giới thiệu công dụng.
Ông H.V.P (ngụ ấp 1, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè) chia sẻ: “Tôi có mua bao trái màu trắng và một số loại bao đen “Made in Taiwan” về bao hàng trăm cây xoài đang ra trái. Kết quả trái xoài bóng, đẹp mắt. Riêng chỉ có bao đen làm cho trái xoài chuyển sang màu vàng khi trái chưa chín nhưng loại bao này rất hôi, vợ tôi ngửi mùi mà đã nôn ói”. Ông P. thừa nhận là ông cũng không dám ăn những trái xoài đã được bao lại vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ nên chỉ đem bán.
Ông Trần Văn Trung, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) nói: “Loại bao trái này có chất liệu như giấy dầu, không tan trong nước và có thể sử dụng khoảng 3 vụ xoài. Thấy nhiều nhà vườn sử dụng nên mùa Tết vừa qua, các tổ viên cũng có mua hơn 2.000 bao để bọc xoài lại”.
Theo PGS.TS. Trần Văn Hậu (Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ) loại bao trái mà nhà vườn đang sử dụng sẽ làm cho trái không hấp thu được ánh sáng, bị mất đi diệp lục tố nên làm cho trái có màu vàng.
Tuy nhiên, Viện Cây Ăn quả miền Nam cho rằng hiện nay trên thị trường có nhiều loại bao trái chưa được kiểm định chất lượng nên các ngành chức năng cần có sự điều tra để cảnh báo cho người dân biết.
Related news

Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.

Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do vậy cuộc sống của bà con chưa được cải thiện nhiều.