Bảo Quản Khoai Tây Tươi Xuất Khẩu

Để bảo quản lưu trữ rau quả dài ngày không bị hư thối, Cục Chế biến đã cho phép đưa vào áp dụng rộng rãi quy trình công nghệ bảo quản rau quả tươi xuất khẩu:
Sau khi ngủ sinh lý, củ khoai tây được nhúng vào dung dịch nước ozôn(O3) nồng độ 140ppm trong thời gian 5 phút rồi đưa bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ 0 độ C đến 2 độ C, độ ẩm không khí từ 90 đến 95%, ải đều lên trên đống khoai tây các túi vải thưa có chứa bột khử ethylen (KMnO4-CaSiO3), mỗi túi 3g, tỷ lệ 0,1%. Sau 3 tháng bảo quản, tỷ lệ củ bị hư hỏng là 3%, tỷ lệ giảm khối lượng 4% và độ Brix tăng từ 0,75% đến 3,45%. Chi phí bảo quản cho 1 tấn sản phẩm là 169.000 đồng.
Related news

Từ, vạc là hai loài cây có củ thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae). Tại Việt Nam, từ, vạc có ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng trung du và bán sơn địa

Hàng trăm “hạt” giống khoai tây nằm gọn trong lòng bàn tay đủ để trồng trên diện tích cả trăm mét vuông. Và điều đặc biệt là, theo tác giả của công trình nghiên cứu, loại “hạt” này cho năng suất cao gấp đôi, gấp ba giống khoai tây bình thường.

Khoai tây là cây trồng ưa lạnh, nhiệt độ thích hợp cho khoai tây sinh trưởng phát triển từ 16-18 độ C. Thời vụ trồng khoai tây tập trung từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 và thu hoạch từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 năm sau. Thời gian cây khoai tây sinh trưởng, phát triển mạnh đúng vào các tháng khô hạn nhất trong năm.

Khoai tây bảo quản sau thu hoạch thường bị thối hỏng do nhiều nguyên nhân làm thiệt hại cho nhà nông. Xin giới thiệu cách bảo quản củ khoai tây sau thu hoạch.

Bệnh ghẻ khoai lang (sphaceloma batatas) đang trở thành đối tượng gây bệnh chính, phân bố ở hầu hết những vùng trồng khoai, làm ảnh hưởng đến năng suất củ.