Bảo hiểm nuôi tôm vì sao thất bại?
Tại buổi giao lưu trực tuyến “Ngành tôm, 10 tỷ USD và những nút thắt cần gỡ”, ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng cho rằng, bảo hiểm nuôi tôm thất bại do các bên đã quá nóng vội.
Theo ông Nhiệm, các nhà hoạch định chính sách đã quá nóng vội, các chương trình bảo hiểm nuôi tôm còn nhiều kẻ hở nên bị môt số đối tượng trục lợi nhiều. Do đó, cách đây mấy năm, khi thí điểm thực hiện bảo hiểm nuôi tôm, các đơn vị bảo hiểm đã bị thiệt hại nhiều, trong khi đó tiền bảo hiểm lại không tới được người nuôi tôm. Sau đó, chương trình này cũng không thực hiện nữa khiến người nông dân đã khó càng khó khăn hơn.
Thời gian qua, chính phủ có nhiều chủ trương giúp nông dân nhưng chủ trương đó đến nông dân rất khó và chưa có hiệu quả cao. Hiện nay, trong chuỗi sản xuất - kinh doanh tôm, người nuôi đang gặp khó khăn về tài chính nhất, thiếu vốn sản xuất trầm trọng nên ao tôm bị bỏ trống nhiều dù có nhiều mô hình nuôi thành công.
Ví dụ như ở Sóc Trăng, ngành nông nghiệp cho vay nhiều ngàn tỷ đồng nhưng người nuôi tôm chỉ vay được có 500 - 700 tỷ đồng, mà vốn vay lớn toàn đổ vào nhà máy chế biến và doanh nghiệp. Do đó, ông Nhiệm cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức lại vấn đề tín dụng cho con tôm, để làm sao người nông dân được vay vốn sản xuất mà ngân hàng không bị nợ xấu.
Trong khi đó, ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Minh Phú, cũng cho rằng, thực ra trong những năm qua, những công ty bảo hiểm quốc tế đến gặp và đề nghị bán bảo hiểm tôm nuôi cho Minh Phú rất nhiều. Tuy nhiên, trước khi đồng ý bảo hiểm, họ vào đánh giá, khảo sát quy trình nuôi của mình rất nghiêm ngặt, và doanh nghiệp, người nuôi phải chứng minh được tỉ lệ nuôi thành công ở mức 70 -80%.
Dù chúng tôi đã triển khai thành công nhưng thời điểm đó để chứng minh tỷ lệ thành công lại là việc khác nên chưa thể mua bảo hiểm từ nước ngoài được. Từ năm 2016, chúng tôi xây dựng quy trình nuôi tôm mới, mật độ thấp, vừa sức tải môi trường kết hợp con giống kháng bệnh… thì việc mua bảo hiểm không còn khó khăn nữa.
Khi chấp nhận mua bảo hiểm thì phải chịu phí rất cao. Do đó đến nay, vấn đề bảo hiểm con tôm vẫn còn bàn cãi và chưa đưa ra được chính sách hợp lý cho cả doanh nghiệp và người nuôi.
Related news
Thay vì nuôi theo kiểu truyền thống lãi vài ba trăm triệu đồng/ha/năm, người nuôi áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn
Với giá bán 280.000 - 400.000 đồng một kg, nghề nuôi cá hồi mang lại doanh thu cả tỷ đồng cho nhiều hộ gia đình ở Sapa, Lào Cai.
Những hộ nuôi thủy sản ở Sóc Trăng không đặt nặng về sản lượng mà đề cao an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng tôm nuôi. Mô hình nuôi tôm VietGAP