Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bán lá cây, thu tiền tỷ

Bán lá cây, thu tiền tỷ
Publish date: Friday. July 17th, 2015

Ông Nguyễn Văn Liệt, ấp Tân Thạnh, xã Tân Thiềng (Chợ Lách, Bến Tre) đã 10 năm gắn bó với nghề trồng trúc đóm trong nhà lưới và cau vàng trồng xen vườn cây ăn trái đặc sản, chia sẻ: Bây giờ trồng trúc đóm và cau vàng thu nhập cao hơn vườn cây đặc sản mà không sợ dội hàng.

Ở xã Tân Thiềng và Cái Mơn có cả chục vựa mua lá trúc đóm và cau vàng chuyển về các thành phố lớn bán cho các tiệm hoa tươi. Mỗi ngày có vài tấn cành trúc đóm và cau vàng được thương lái thu mua chuyển đi bằng xe tải lớn. Thu hoạch khỏe lắm, đến thời điểm thu hoạch thì thương lái vào tận vườn tự cắt, gom, nhà vườn chỉ việc đếm số lượng lá rồi lấy tiền.

Ông Liệt tính: Bình quân 1.000 m2 nhà vườn đầu tư trồng khoảng 20.000 bịch hoặc chậu trúc nâu, trồng xuống đất thì cây càng tốt. Nhà vườn cứ sử dụng 3 bao mụn dừa trộn với 1 bao vỏ trấu rồi vô bịch, chậu hoặc rải đều trên mặt đất mua cành trúc về giấm xuống, tưới là cây đâm nhánh ra lá sum suê.

Trúc đóm phải trồng trong nhà lưới cây mới phát triển tốt và đạt hiệu quả cao. Bình quân 1.000 m2 trồng trúc đóm nhà vườn tốn khoảng 50 triệu đồng đầu tư nhà lưới, hom giống, mụn dừa…

Sau 4 tháng trồng nhà vườn bắt đầu thu hoạch 1 lần/tháng. Bình quân mỗi chậu thu hoạch 1 nhánh thì tổng thu 20.000 nhánh nhân với giá bán 500 đồng/nhánh, nhà vườn thu về 10 triệu đồng/tháng/1.000 m2.

Đầu tư trồng trúc đóm sau 10 tháng nhà vườn đã thu lại đủ vốn, từ tháng thứ 11 trở đi lãi ròng 10 triệu đồng/tháng/1.000 m2. Bình quân 1.000 m2 trồng trúc đóm một năm nhà vườn thu về lãi ròng trên 100 triệu đồng/1.000 m2.

Mô hình trồng trúc đóm, cau vàng bán lá đã xuất hiện từ năm 2005 đến nay và đã có nhiều hộ trồng xen trong vườn cây ăn trái thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.

Nếu nhà vườn ít vốn thì đầu tư ban đầu khoảng 100 m2 trồng để nắm vững kỹ thuật sau đó mở rộng diện tích là cách làm bền vững. Trúc đóm đầu tư một lần, nhà vườn thụ hưởng khoảng 7 năm sau mới cải tạo trồng mới.

Đối với cây cau vàng trồng xen trong vườn cây ăn trái hiệu quả khá cao. Bình quân 1.000 m2 trồng xen khoảng 1.000 gốc cau vàng với khoảng 3 triệu tiền giống, sau 6 tháng trồng là thu hoạch. Bình quân 1 lần thu hoạch lá cau vàng bán khoảng 2 triệu đồng/1.000 m2. Một năm thu 6 lần thì tổng thu là 12 triệu đồng không tốn mấy chi phí đầu tư.

Ông Liệt nói: Thương lái đến tận vườn thu hoạch lá cau vàng gom lại xong nhà vườn chỉ việc đếm lá lấy tiền.

Bà Nguyễn Thị Bích, thương lái chuyên thu mua lá cây kiểng ở ấp Tân Tây, xã Phú Sơn (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết, trung bình mỗi ngày thu mua từ 6.000 - 10.000 lá cau vàng, giá dao động từ 300 - 500 đồng/lá tùy kích cỡ.

Sau khi thu gom đầy xe thì chuyển bán cho các cơ sở, cửa hàng hoa tươi ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh trong khu vực. Lá cây kiểng rất hút hàng và được giá nhất trong các dịp lễ, tết vì nhu cầu cho việc trang trí lẵng hoa tươi tăng cao.

Ông Dương Văn Huyền, Chủ nhiệm HTX Cây giống và hoa kiểng Cái Mơn (Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre) cho biết, thời gian gần đây các loại kiểng lá có đầu ra ổn định, ít chi phí đầu tư và công chăm sóc nên nhiều xã viên của HTX tham gia trồng kiểng bán lá, có hộ thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, đến ngày thu hoạch là thương lái đến tận vườn cắt lá chuyển lên xe tải chở đi.


Related news

Đồng Hành Cùng Hội Viên Phát Triển Kinh Tế Đồng Hành Cùng Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Vĩnh Thạnh luôn chú trọng tổ chức, vận động chị em hội viên tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Hội viên phụ nữ huyện Vĩnh Thạnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong các phong trào tại địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Friday. April 4th, 2014
Mô Hình Làm Giàu Từ Mít Nghệ Ở Lâm Đồng Mô Hình Làm Giàu Từ Mít Nghệ Ở Lâm Đồng

Trong số những giống cây trồng mới được đưa ra, nhiều hộ dân đã chọn giống mít nghệ làm cây trồng thí điểm. Từ 10 đến 20 cây trồng thử ban đầu, đến nay nhiều gia đình đã tự mua thêm cây giống để sản xuất trên diện tích nhiều hécta.

Friday. July 25th, 2014
Ô Nhiễm Môi Trường Do Nước Thải Chăn Nuôi Heo Ô Nhiễm Môi Trường Do Nước Thải Chăn Nuôi Heo

Từ nhiều năm nay, hơn chục hộ dân ở tổ 5, khu vực 2, phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) phải khốn khổ vì tình trạng ô nhiễm môi trường do các hộ nuôi heo trên địa bàn gây ra; nhiều lần bà con đã phản ánh lên các cơ quan chức năng, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Friday. April 4th, 2014
Mỹ Hà Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Mỹ Hà Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác tối đa tiềm năng tự nhiên, nhân lực, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, những năm qua, Đảng ủy, UBND xã và nhân dân xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc) đã tích cực xây dựng, phát triển thành công các mô hình kinh tế trang trại, gia trại đem lại thu nhập cao cho nhân dân.

Friday. July 25th, 2014
Chống Hạn Cho Vụ Đông Xuân Chống Hạn Cho Vụ Đông Xuân

Nắng nóng kéo dài, lượng nước mưa bổ sung ít, nên nhiều hồ chứa nước do các địa phương quản lý đã khô cạn, khiến cho hàng ngàn héc-ta cây trồng vụ Đông Xuân (ĐX) 2013-2014 bị hạn. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT, về việc triển khai các biện pháp chống hạn bảo vệ cây trồng vụ ĐX.

Friday. April 4th, 2014