Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông

Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông
Publish date: Monday. September 22nd, 2014

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi bò của huyện, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Địa điểm dịch chuyển vùng chăn nuôi bò của huyện được xác định thuộc các xã ven sông Hàm Luông như An Đức, An Hiệp, Tân Hưng, Vĩnh An, An Hòa Tây; 3 xã biển Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy và một phần diện tích của xã Tân Xuân, với qui mô 2.400 ha.

Đây là vùng đất sản xuất lúa 3 vụ kém hiệu quả, là vùng chuyên canh cây màu hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu, đất gò cao và đất nhiễm phèn, mặn nên rất thích hợp để trồng cỏ nuôi bò, tận dụng phế phẩm từ cây màu như đậu, bắp, cỏ… sử dụng cho chăn nuôi. Hơn nữa, người dân tại những địa phương này cũng đã xác định và xây dựng có hiệu quả các mô hình giữa trồng màu, trồng cỏ với chăn nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo, nhiều mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại dần xuất hiện trong những năm gần đây.

Huyện hiện có đàn bò hơn 75 ngàn con, theo kế hoạch thì đến năm 2015 sẽ phát triển lên 111 ngàn con, năm 2020 là 145 ngàn con với các mô hình nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo và hướng đến thử nghiệm chăn nuôi bò lấy sữa tại 5 xã: Phú Lễ, Phú Ngãi, An Bình Tây, Mỹ Nhơn, Mỹ Thạnh rồi nhân rộng ra toàn huyện.

Đây là 5 xã có truyền thống nuôi bò, có đàn bò lai và được Sind hóa rất sớm, từ những năm 2000, là nền tảng tốt cho việc lai tạo theo hướng chăn nuôi lấy sữa kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nguyên liệu sữa sạch, an toàn.

Huyện Ba Tri cũng xác định là phải tiếp tục theo đuổi Đề án “Quản lý và nâng cao chất lượng đàn bò đực giống của tỉnh” đã triển khai nhiều năm qua trên địa bàn, đẩy mạnh áp dụng gieo tinh nhân tạo, quản lý tốt nguồn tinh để nâng cao chất lượng thịt của đàn bò trong huyện. Theo đó, đến năm 2015 phải có khoảng 70 ngàn con bò cái lai Sind sinh sản.

Giải pháp về chăn nuôi và phát triển đàn bò trên địa bàn là không khuyến khích người dân ở các xã cánh Tây, đặc biệt là vùng Bốn Mỹ, Phú Lễ, Phú Ngãi hay An Bình Tây, bởi vùng này sản xuất được lúa 3 vụ, dù người dân tận dụng được phế phẩm như rơm rạ để nuôi bò nhưng vùng nguyên liệu cỏ không phát triển được, đồng thời cũng để bảo vệ diện tích đất trồng lúa của huyện ổn định trên 12 ngàn héc-ta gắn với mô hình “Cánh đồng mẫu lúa”.

Hiện diện tích trồng cỏ nuôi bò của huyện có trên 500ha; theo tính toán, để có thức ăn tối thiểu nuôi một con bò sinh sản cần 250 - 300m2 đất trồng cỏ. Vì vậy, đến năm 2015, Ba Tri cần có khoảng 2,5 ngàn ha đất bìa chéo, đất ruộng, đất gò cao, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ nuôi bò.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có giải pháp về các giống cỏ cho năng suất, chất lượng, thích nghi với thổ nhưỡng, điều kiện của địa phương, như: các giống cỏ voi, cỏ sả trồng trên đất gò cao, giồng cát, bờ ao tôm trong vùng ngọt hóa, cỏ tây lông trồng trên chân ruộng lúa và sẽ trồng thí điểm các loại cỏ ngoại nhập khác. Vùng trồng màu sẽ được kết hợp với trồng bắp, đậu… tạo thêm thức ăn cho bò.

Để bảo vệ thương hiệu “Bò Phú Lễ”, ông Nguyễn Thành Lâm cho biết: Xã có mật độ dân cư đông, việc phát triển đàn bò truyền thống ở địa phương này là cần thiết nhưng phải gắn chăn nuôi với bảo vệ môi trường. Theo ông Hạ Chí Chức - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lễ, hiện đàn bò của địa phương dao động từ 4 - 5 ngàn con (bình quân mỗi hộ nuôi từ 4 con bò trở lên).

Nhiều năm qua, Phú Lễ cũng xác định rõ là chăn nuôi bò phải gắn với bảo vệ môi trường, Dự án Carbon thấp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trên địa bàn xã cũng đã giúp địa phương rất nhiều trong những năm qua, đã có gần 300 hộ tham gia (xây hầm biogas). Việc phát triển đàn bò Phú Lễ cũng cần xác định là phải theo hướng chăn nuôi gia trại, trang trại từ 5 đến 10 con trở lên.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi, Ba Tri cũng qui hoạch cụ thể vùng chăn nuôi gia cầm, thủy cầm của huyện, vùng chăn nuôi dê trọng điểm ở các xã Vĩnh Hòa, An Hiệp, Bảo Thạnh, Tân Thủy, đã có hơn 6 ngàn con, phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây.

Vùng chăn nuôi gia cầm tập trung các xã ven sông Hàm Luông như An Ngãi Tây, An Hiệp, Tân Hưng tận dụng ao tôm nuôi gia cầm kết hợp nuôi cá nước ngọt (những ao tôm nuôi trong vùng ngọt hóa trước đây), khuyến khích chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học, trên đệm lót… đến năm 2015 đạt 1,3 triệu con, năm 2020 đạt 3 triệu con. Trước và trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Ba Tri đã dần xây dựng và định hình được vùng chăn nuôi gắn với thương hiệu của từng địa phương có truyền thống như “Bò Phú Lễ, dê Vĩnh Hòa, gà Tân Hưng”.

Các Chương trình như Lục Lạc Vàng, Heifer, dự án bò của gia đình cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Khánh, Chương trình hỗ trợ nuôi dê sinh sản giúp phụ nữ nghèo trong Dự án thích nghi với biến đổi khí hậu… cùng với việc giá cả gia súc, gia cầm ổn định trong những năm qua là tiền đề rất lớn để Ba Tri củng cố, phát triển và đẩy mạnh ngành chăn nuôi của địa phương theo hướng nâng cao giá trị và bền vững.


Related news

Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Sáng 15/8, Ban quản lý Các dự án nông nghiệp (Sở NN-PTNT) phối hợp với UBND xã An Chấn (huyện Tuy An) tổ chức lễ công bố và ký kết thỏa thuận hỗ trợ thực hiện kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Chấn (thí điểm) thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

Saturday. August 16th, 2014
Rau VietGAP Bí Đầu Ra Rau VietGAP Bí Đầu Ra

Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.

Saturday. August 16th, 2014
Bám Víu Nghề Dâu Tằm Bám Víu Nghề Dâu Tằm

Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.

Saturday. August 16th, 2014
Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7 Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.

Saturday. August 16th, 2014
Tập Trung Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Vụ Mùa Năm 2014 Tập Trung Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Vụ Mùa Năm 2014

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.

Saturday. August 16th, 2014