Atiso thương hiệu đặc sản của Đà Lạt
Cùng với phát triển du lịch cho những người yêu thích sự lãng mạn bình yên, giờ đây Đà Lạt còn khoác cho mình một diện mạo mới với những trang trại rau, hoa công nghệ cao phủ khắp các sườn đồi, thung lũng. Đà Lạt nổi tiếng với rất nhiều sản phẩm như: rau, hoa, mứt và đặc biệt là Atiso. Nhắc đến Đà Lạt không thể không nhắc đến Atiso mà hầu hết tất cả các du khách khi rời khỏi Đà Lạt cũng phải mang theo ít nhất một sản phẩm từ cây Atiso.
Cây Atiso đang được bà con vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng Sa Pa, tỉnh Lào Cai đưa vào canh tác rất hiệu quả. Cây Atiso không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn được coi là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người trồng và ngay như ở Đà Lạt - Atiso dường như đã trở thành một đặc sản không thể thiếu trong hành lý của du khách mỗi khi đến với thành phố này.
Atiso là loại cây dược liệu được du nhập vào Đà Lạt từ đầu thế kỷ 20 với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như hạ cholestorol, chữa các chứng bệnh về gan, thận, hạn chế các điều kiện bệnh lý liên quan đến stress và đặc biệt còn có khả năng phòng tránh các bệnh ung thư. Thực tế không có nhiều loại cây nào mà toàn bộ từ cây, rễ, gốc, thân cho đến lá, hoa đều sử dụng như cây Atiso.
Hiện nay diện tích trồng Atiso ở Đà Lạt đã lên đến 100ha, trong đó nhiều vườn đã áp dụng quy trình VietGAP, GACP để cho ra đời sản phẩm chất lượng cao, áp dụng tiêu chuẩn GACP gọn gàng hơn, không sử dụng phân hóa học mà chỉ dùng phân chuồng ủ hoai mục, phun thuốc vi sinh, không dùng thuốc hóa học. Giống Atiso trước kia lấy từ cây con sau này dùng mầm cây làm giống để trồng lại. Thời gian trồng của một cây từ lúc trồng đến lúc thu hoạch 1 vụ và bỏ đi là 6 tháng. Cây Atiso phải trồng đúng vụ và nếu không trồng đúng vụ sẽ bị ủng cây và chết vì cây Atiso vào mùa nắng mới phơi được.
Đà Lạt vào mùa Atiso khắp các nơi, các vườn đồi xanh mướt trải dài tít tắp những nhánh lá khỏe khoắn vươn dài trong nắng hứa hẹn một vụ Atiso bội thu. Thường Atiso thu hoạch 6 lứa lá thì để cây nuôi hoa và một cây có rất nhiều bông hoa, có những bông hoa có đường kính trên 10cm, khi thu lá Atiso trong vòng 24 giờ sẽ phải đưa đến nhà máy để chế biến. Cùng với việc áp dụng quy trình trồng theo quy chuẩn thì việc liên kết sản xuất ngày càng được mở rộng để đảm bảo ổn định đầu ra cho người trồng cũng như chất lượng đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến.
Hiện nay theo tính toán của các nhà vườn, bình quân 1ha có 20.000 cây Atiso và mỗi cây thu 1kg hoa tươi, 15-17 kg lá, khoảng 0,5 kg thân, rễ khô, giá thấp nhất cũng được 100.000 đồng/cây và như vậy 1ha trồng Atiso có thể cho thu nhập tiền tỷ. Lá Atiso sau khi thu hái sẽ được đưa về các công ty thu mua để chế biến một số công ty lớn như Ladophar đã áp dụng bộ tiêu chuẩn GACP WHO cho toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến.
GACP WHO là các nguyên tắc thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới. Toàn bộ quá trình sản xuất được thực hiện nghiêm ngặt với hệ thống trang thiết bị hiện đại. Các sản phẩm từ Atiso rất đa dạng ngoài trà Atiso túi lọc nổi tiếng còn có các dạng cao Atiso, hoa Atiso tươi ở dạng đông lạnh hay mới lạ như trà lá Atiso tươi của công ty Ladophar được tiêu thụ rất mạnh. Ở Đà Lạt có nhiều hộ đã làm giàu từ Atiso.
Atiso không chỉ là thương hiệu đặc sản của Đà Lạt mà còn là sản phẩm thế mạnh của ngành trà Lâm Đồng – địa phương duy nhất trên cả nước phát triển trà Atiso. Năm 2013 Atiso Đà Lạt trở thành một trong ba sản phẩm của Lâm Đồng được bình chọn trong Top 50 đặc sản quà tặng nổi tiếng Châu Á và lọt vào Top 50 các món ăn, trái cây đặc sản Việt Nam sách kỷ lục guinnes Việt Nam ghi nhận.
Related news
Booth là tên của người tìm chọn ra giống này, cả 2 giống bơ Booth 7 và Booth 8 có nguồn gốc từ Florrida, Mỹ, được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đưa về trồng thử nghiệm tại Tiền Giang năm 1998 và sau đó ghép...
Sáng 22 – 7, tại UBND xã Hiếu Liêm, Bắc Tân Uyên, Bình Dương, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức hội thảo mô hình sản xuất cây có múi đạt chứng nhận VietGAP cho các hộ tham gia dự án "Hỗ trợ sản xuất, phát triển vùng cây ăn quả có múi xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên" và các hộ trồng cây có múi trên địa bàn huyện (ảnh).
Nhiều nông dân tại huyện An Phú, tỉnh An Giang đang lao đao khi hàng trăm ha đậu phộng (lạc) đến ngày thu hoạch nhưng không có củ, khiến họ lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần.