Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Ảnh hưởng của mỡ cá tra đến năng suất, chất lượng trứng gà Hisex Brown

Ảnh hưởng của mỡ cá tra đến năng suất, chất lượng trứng gà Hisex Brown
Author: Ntbtra
Publish date: Monday. October 8th, 2018

Mỡ cá tra là nguồn cung cấp chất béo quan trọng và dễ tìm, do bởi hiện nay nghề nuôi cá tra phát triển mạnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Đã có một số nghiên cứu bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần gà đẻ làm tăng nhẹ hàm lượng acid béo chưa bão hòa đặc biệt là acid béo omega 3 trong lòng đỏ trứng, khi sử dụng mỡ cá tra bổ sung trong khẩu phần có tác dụng cho hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào trên việc cải thiện khối lượng gà mái loại thải. Do đó, mục tiêu của đề tài này là khảo sát ảnh hưởng của các mức độ bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà Hisex Brown giai đoạn cuối trước khi xuất bán gà mái loại.

Thí nghiệm được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của mỡ cá tra lên năng suất, chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà mái Hisex Brown giai đoạn 62-72 tuần tuổi, trước khi loại thải gà mái nuôi công nghiệp. Đề tài được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với mức độ bổ sung 0% (MC0), 2% (MC2), 4% (MC4) và 6% (MC6%) mỡ cá tra trong khẩu phần. Kết quả cho thấy khi bổ sung mỡ cá tra cho gà mái đẻ giai đoạn từ 62-72 tuần tuổi thì không cải thiện được tỷ lệ đẻ của gà mà làm tăng khối lượng trứng gà so với đối chứng. Tiêu tốn thức ăn hàng ngày thấp nhất ở khẩu phần MC6 (109,5 g/ngày) và cao nhất ở khẩu phần không bổ sung mỡ cá MC0 (114,2 g/ngày).

Chất lượng trứng không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung mỡ cá, ngoại trừ chỉ số lòng đỏ, tỷ lệ lòng đỏ và màu sắc lòng đỏ được cải thiện khi bổ sung mỡ cá tra. Khối lượng gà cuối thí nghiệm được cải thiện khi bổ sung mỡ cá tăng từ (1,98-2,02 kg/con) so với khối lượng gà (1,96 kg/con) ở nghiệm thức không bổ sung mỡ cá. Có thể kết luận rằng việc bổ sung mỡ cá tra vào khẩu phần ăn của gà mái ở mức 2 và 4 % vào giai đoạn cuối trước khi xuất bán gà mái loại đã cải thiện được khối lượng và chất lượng trứng. Khối lượng gà mái loại thải tốt hơn ở các khẩu phần bổ sung mỡ cá và phù hợp với yêu cầu của người thu mua để giết mổ.

Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ - Trung tâm TT KH&CN Cần Thơ


Related news

Đánh giá khoảng cách di truyền, khả năng sinh trưởng của gà nhiều ngón Đánh giá khoảng cách di truyền, khả năng sinh trưởng của gà nhiều ngón

Gà nhiều ngón tuy khả năng sản xuất không cao nhưng chất lượng thịt thơm ngon, có ngoại hình khá lạ, đặc biệt phảng phất giá trị văn hóa

Saturday. September 22nd, 2018
Chăn nuôi gà tây kiểu truyền thống Chăn nuôi gà tây kiểu truyền thống

Gà Tây là loại gia cầm có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. ở nước ta, chăn nuôi gà tây đã có từ lâu, nhưng sự hiểu biết

Thursday. September 27th, 2018
Liệu có phải FCR luôn là chỉ số lợi nhuận trong chăn nuôi gà thịt? Liệu có phải FCR luôn là chỉ số lợi nhuận trong chăn nuôi gà thịt?

Một trường hợp thực tế về sử dụng thức ăn cho gà thịt broiler cho thấy chi phí cho một đơn vị tăng trọng là một chỉ số đáng tin cậy hơn nhiều khi chúng ta thực

Thursday. October 4th, 2018