An Giang thực hiện chuỗi liên kết giúp gỡ khó cho cá tra xuất khẩu

Với quy mô dự án có tổng diện tích mặt nước thực hiện dự án là 41,5 ha (trong đó vùng nuôi cá nguyên liệu của doanh nghiệp là 18,6 ha, thực hiện lien kết với 8 hộ nông dân nuôi cá là 22,95 ha), tổng nguồn vốn vay để thực hiện dự án là 234,7 tỷ đồng.
Với phương thức ngân hàng thương mại cho vay đến hộ nông dân liên kết để đầu tư thức ăn nuôi cá, thông qua việc giải ngân đến đơn vị cung ứng thức ăn cho cá theo từng đơn đặt hàng do Trung tâm chuỗi lien kết xác nhận.
Công ty Thuận An thực hiện bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân theo giá thị trường tại thời điểm và thực hiện thanh toán ngay cho nông dân phần chênh lệch, sau khi trừ số tiền vốn do ngân hàng thương mại đã đầu tư tiền thức ăn cho hộ nông dân trong vụ nuôi cá, thời gian hoàn thành chu kỳ nuôi cá là 10 tháng.
Dự án chuỗi liên kết đã chính thức đi vào thực hiện từ tháng 8/2014, đến nay đã triển khai thả cá giống trên diện tích mặt nước là 36 ha (trong 47 ao thả cá), đạt 86,6% so kế hoạch dự án. Trong đó vùng nuôi của Công ty Thuận An đã thả cá trên diện tích 18,6 ha, và 8 hộ lien kết đã thả cá được 17,4 ha diện tích mặt nước. Đồng thời các ngân hàng thương mại đã tiến hành giải ngân được 205,8 tỷ đồng, đạt 87,7% so hạn mức tín dụng của dự án.nuôi.
Tính đến thời điểm tháng 4/2015, đã thu hoạch được 18 ao, với tổng sản lượng đạt 5.523 tấn, đạt 42,3% so kế hoạch dự án, trong đó 8 ao nuôi cá của 4 hộ liên kết với sản lượng 1.765 tấn, và có 9 ao thu hoạch thuộc vùng nuôi của Công ty Thuận An, với sản lượng 3.662 tấn. Kích cở cá thu hoạch từ 0,7 Kg đến 0,9 Kg/ con, hệ số tiêu hao thức ăn bình quân 1,56, tổng giá trị cá đã thu hoạch đạt 135 tỷ đồng, hiện Công ty đã thực hiện việc bao tiêu sản lượng cá theo đơn giá thị trường tại thời điểm mua.
Qua kết quả so sánh số liệu về chi phí đầu tư, cho thấy giá thành nuôi cá của hộ nuôi có tham gia mô hình chuỗi lien kết giảm 500 đồng/ kg, so với hộ nuôi chưa tham gia chuỗi lien kết, mỗi Kg cá thương phẩm có mức lãi từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng, trung bình người nuôi có lãi khoảng từ 480 triệu đồng đến 640 triệu đồng/ha/vụ.
Đây là chuỗi liên kết sản xuất cá tra, chế biến, xuất khẩu được triển khai chặt chẽ lien kết dọc (Doanh nghiệp - người nuôi - ngân hàng), và liên kết ngang (Giữa đơn vị cung ứng thức ăn - người nuôi - doanh nghiệp - ngân hàng), cho kết quả đạt hiệu quả tốt so với ngoài vùng dự án và giải quyết được vấn đề còn tồn tại hiện nay trong việc nuôi cá tra xuất khẩu là vốn nuôi và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có khả năng nhân rộng để phát triển nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra bền vững.
Related news

Ốc len (Cerithidea obtusa) là đối tượng đang được phát triển nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn ở Cà Mau. Hiện nay ốc len là loài đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao bởi nó chứa nhiều loại acid béo no và acid béo không no. Ốc len tiêu thụ như mặt hàng hải sản ở các nước Thái Lan, Singapore…

Hội thảo về dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản vừa được Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp Australia phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi thủy sản - trường Đại học Nha Trang tổ chức vào ngày 19/3 tại Nha Trang. Hội thảo nhằm giúp ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam xác định rõ hơn tầm quan trọng của dinh dưỡng với đối tượng nuôi.

Sau nhiều tháng đánh bắt hiệu quả thấp, từ đầu tháng 3/2014 đến nay, ngư dân phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên) bất ngờ trúng đậm cá ngừ đại dương với sản lượng bình quân 1,5 tấn/tàu.

Lates calcarifer (Block 1790) thường được gọi là cá vược hay cá chẽm, là một loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á và Thái Bình Dương.

Sau một thời gian dài trầm lắng, những ngày đầu năm 2014 xuất khẩu (XK) thủy sản của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang có dấu hiệu ấm dần lên. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi sau một thời gian dài XK khó khăn đã dẫn đến tồn kho lớn, DN phải cắt giảm công suất và thực hiện nhiều giải pháp tiết giảm chi phí khác.