87% Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Lúa Xác Nhận

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh hàng năm trên 117.000 ha, năng suất bình quân năm 2014 đạt 56,3 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha so với năm 2010; sản lượng năm 2014 ước đạt trên 660.000 tấn, tăng 21.000 tấn/ha so với năm 2013.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 23 cơ sở và một số xã trong tỉnh tổ chức sản xuất lúa giống với khối lượng sản xuất 5 năm qua đạt khoảng 29.859 tấn giống lúa xác nhận, đáp ứng khoảng 33% nhu cầu phục vụ sản xuất, chủ lực là các đơn vị: Trung tâm giống cây trồng Bình Thuận, Trạm thực nghiệm giống cây trồng Bắc Bình và 13 hợp tác xã, tổ sản xuất tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh.
Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận vào sản xuất ngày càng tăng, với khoảng 87% diện tích sản xuất lúa tại các huyện trọng điểm đã sử dụng giống lúa xác nhận - đặc biệt các huyện Tánh Linh, Bắc Bình, Tuy Phong tỷ lệ này đạt 90 – 99%. Đây là kết quả nổi bật nhất trong chương trình xã hội hóa (XHH) giống lúa trong thời gian qua.
Tuy nhiên, công tác XHH giống lúa trên địa bàn tỉnh còn không ít khó khăn, hạn chế: diện tích sản xuất giống lúa XHH hàng năm tăng không đáng kể, số địa phương tham gia thực hiện chương trình chưa nhiều. Diện tích sản xuất giống lúa xác nhận chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung. Cơ sở hạ tầng phục vụ chương trình XHH hóa giống lúa còn hạn chế, chưa chú ý đầu tư…
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/87-dien-tich-san-xuat-lua-su-dung-giong-lua-xac-nhan-72266.html
Related news

Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.

Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa" được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa thực hiện trong giai đoạn 2012-2014. Sau thành công của mô hình trồng thử nghiệm trong vụ đông xuân năm 2012 – 2013, đề tài tiếp tục được mở rộng và đạt kết quả khả quan.

Vùng đất cát ven biển Phan Rang, Ninh Hải (Ninh Thuận) thời tiết quanh năm nắng gió rất thuận lợi cho nghề trồng tỏi phát triển.

Cây tỏi sạch bệnh hơn, năng suất cao hơn trong khi lượng giống và phân bón giảm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn... Đó là kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa”.