732,5 Ha Lúa Trong Mô Hình Cánh Đồng Lớn

Sở NN&PTNT cho biết, trong vụ lúa hè thu chính vụ 2014, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với nhiều doanh nghiệp triển khai xây dựng mô hình “Cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa.
Theo đó, đầu vụ lúa hè thu chính vụ đến nay đã có 4 doanh nghiệp và 1 tổ hợp tác ký hợp đồng liên kết “Cánh đồng lớn” với tổng diện tích 732,5 ha. Cụ thể, Công ty Lương thực Tiền Giang bao tiêu 42 ha lúa OM4900 ở xã Tân Điền; 60 ha lúa Nàng Hoa 9 ở xã Tăng Hòa (huyện Gò Công Đông); 100 ha lúa Jasmine ở xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè); 40 ha lúa OM5451 ở xã Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy).
Công ty TNHH Việt Hưng bao tiêu 150 ha lúa OM4900 ở xã Mỹ Trung (huyện Cái Bè). Công ty ADC bao tiêu 70 ha lúa Nàng Hoa 9, Jasmine, OM4900 ở xã Mỹ Hạnh Trung (huyện Cai Lậy); 36,5 ha lúa OM4900 ở xã Bình Phú (huyện Cai Lậy); 17,6 ha lúa OM4900 ở xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy); 46,9 ha lúa Jasmine ở xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè); 50 ha nếp và lúa OM4900 ở xã Hậu Mỹ Phú (huyện Cái Bè).
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang bao tiêu 69 ha lúa OM4900 ở xã Hậu Mỹ Bắc B (huyện Cái Bè). Tổ hợp tác ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy) bao tiêu 50,5 ha lúa IR50404 của bà con trong ấp.
Related news

Trước vụ việc một số người chăn nuôi heo dùng chất tạo nạc để trục lợi bất chính diễn ra trên diện rộng, các cơ quan chức năng đã vào cuộc truy tận nơi sản xuất chất cấm này. Bước đầu đã hé lộ những đối tượng vi phạm.

Với niềm đam mê chăn nuôi, anh Võ Đình Duẫn (thôn Bắc Lân, xã Ba Động, Ba Tơ, Quảng Ngãi) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi heo khép kín. Sau 3 năm, mô hình này đã mang lại doanh thu tiền tỷ cho gia đình anh.

Đó là mô hình của nông dân Huỳnh Trung Tràng, sinh năm 1957, ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, doanh thu hàng năm đạt trên 200 triệu đồng, lợi nhuận đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm.

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.