3 tháng đầu năm 2016 diện tích và sản lượng tôm sú tăng nhẹ, tôm thẻ chân trắng giảm
Sản xuất cá tra vẫn chưa thoát khỏi khó khăn do giá cá tra nguyên liệu giảm, diện tích nuôi bị thu hẹp dần, người nuôi bị lỗ. Sản lượng thu hoạch cá tra 3 tháng đầu năm 2016 của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 189.875 tấn, giảm 2% so với cùng kỳ. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi cá tra lớn như Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang thì sản lượng 3 tháng đầu năm nay cũng giảm đáng kể, cụ thể: Vĩnh Long 19.670 tấn (-10%), Đồng Tháp 44.000 tấn (-33%), An Giang 47.085 tấn (-16%).
Hiện tại các hộ nuôi cơ bản thu hoạch xong vụ đông, đang tu bổ đê, kè chuẩn bị việc thả giống cho vụ xuân hè năm 2016. Nhiều diện tích nuôi đã cải tạo, chuẩn bị ao hồ xong nhưng tình hình thời tiết thay đổi bất thường, không khí lạnh đột ngột ở miền Bắc, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao ở miền Nam đã làm chậm tiến độ thả nuôi so với năm 2015. Môi trường ao nuôi biến động làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, gây bệnh hoại tử gan tụy và bệnh đốm trắng không chỉ gây khó khăn cho người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng tới nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến.
Theo báo cáo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, diện tích và sản lượng tôm nước lợ 3 tháng đầu năm 2016 cụ thể như sau: Tôm sú: diện tích ước đạt 505.981ha, tăng 3%, sản lượng ước đạt 34.958 tấn (+1%); Tôm thẻ chân trắng: diện tích ước đạt 15.139ha (-2%), sản lượng ước đạt 18.980 tấn (-2%).
Related news
Từ ngày 4 đến ngày 8-4, tại TP. Nha Trang, Tổng cục Thủy sản Việt Nam chủ trì tổ chức cuộc họp Hội đồng giám đốc Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (Seafdec) lần thứ 48. Tại cuộc họp, các đại biểu đại diện 11 nước thành viên đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững.
Theo một số bà con nuôi cá tra trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hiện cá tra được thu mua tại ao với giá 21.000 đồng/kg, tăng hơn 2.000 đồng/kg so với đầu tháng trước.
Ngành nuôi trồng thủy sản tại TP Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung đang gặp khó do tình trạng nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Quy hoạch của ngành chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng môi trường nước nuôi thủy sản có xu hướng giảm trong khi yêu cầu của thị trường tiêu thụ đối với chất lượng thủy sản ngày càng khắt khe nhất là ở thị trường xuất khẩu. Do đó, việc quản lý nuôi trồng thông minh, quản lý chất lượng theo chuỗi là yêu cầu đặt ra với ngành thủy sản.