Phương Pháp Bảo Quản Khoai Lang Tươi
Khoai lang tươi khi thu hoạch về nếu cứ bỏ chúng thành đống mà không có phương pháp bảo quản nào khác thì rất nhanh giảm phẩm chất. Khoai lang tươi là một trong những loại củ khó bảo quản vì khoai chứa lượng nước khá lớn (khoảng 80% trọng lượng).
Trong điều kiện nhiệt độ cao, các hoạt động sinh lý trong củ khoai hoạt động mạnh, làm cho lượng tinh bột tiêu hao nhanh chóng. Vỏ khoai mỏng, tác dụng bảo vệ kém, dễ sây sát, thối. Sâu hại dễ xâm nhập gây ra hiện tượng khoai hà, gây thối rỗng, nấm mốc phát triển. Để bảo quản khoai lang tươi được lâu, xin giới thiệu một vài kinh nghiệm mà bà con nông dân ở Cần Thơ vẫn làm.
1. Bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất
Chọn đất nơi cao ráo, sạch sẽ, không có nước ngầm. Đào hầm theo kiểu lòng chum có nắp đậy kín và có rãnh thoát nước. Hầm đào xong phải để khô mới chứa khoai. Khoai thu hoạch về chọn củ tốt, không sây sát, ít lấm đất, không có củ hà. Nhập khoai vào hầm vào những ngày khô ráo và thận trọng khi vận chuyển vào hầm. Một tháng đầu mở nắp 1-2 lần để thoát nhiệt độ trong hầm, tránh bốc nóng. Nếu ẩm độ trong hầm quá cao, phải dùng chất hút ẩm.
2. Bảo quản trong hầm bán lộ thiên
Hầm này cũng chọn chỗ đất cao ráo và khô, không có mạch nước ngầm. Hầm đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp một bức tường đất quanh miệng hầm, có chừa một cửa để lên xuống, hầm phải có nắp đậy kín và có mái che.Bảo quản bằng hai cách trên sẽ cách ly được với môi trường và khoai giữ được lâu hơn.
3. Bảo quản bằng cách ủ cát khô
Đây là phương pháp bảo quản tương đối kín, cũng giống như trong hầm kín nhưng đơn giản và dễ làm. Song bảo quản bằng cách ủ cát khô có nhược điểm là không được kín hoàn toàn, nên vẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ bên ngoài. Chọn những củ khoai còn nguyên vẹn, không bị sâu bệnh, không bị sây sát vỏ, xếp thành từng luống có chiều rộng 1,2-1,5 m, chiều dài tùy theo số lượng khoai bảo quản nhiều hay ít. Khi xếp khoai phải thật nhẹ nhàng, tránh cọ xát. Xếp đầu củ quay ra ngoài, từ dưới lên trên. Nếu khoai đóng trong sọt thì để nguyên và chồng 2-3 sọt lên nhau, sau đó lấy cát khô phủ kín lên khoai. Trường hợp bảo quản ngoài trời phải làm lán che mưa nắng.
Ngoài ra khoai lang có thể bảo quản thoáng nếu thời gian bảo quản ngắn khoảng 10-15 ngày. Khi bảo quản thoáng cũng phải chọn những củ khoai có phẩm chất tốt, đều nhau và xếp thành từng đống hoặc từng luống và phải để nơi cao ráo, thoáng mát, tránh những chỗ nắng hắt vào và không có mưa dột.
Related news
Khoai lang là một loại cây lương thực được trồng nhiều vùng trên thế giới. Ở Việt Nam khoai lang cũng được trồng nhiều từ Nam đến Bắc, nhất là các tỉnh ở đồng bằng ven biển. Có thể trồng khoai lang trên nhiều loại đất khác nhau: đất nặng, đất nhẹ, đất thịt hay đất cát. Khoai lang trồng được nhiều vụ trong năm.
Khoai lang là cây truyền thống được bà con đưa vào trồng bởi quy trình trồng không khó, phù hợp với điều kiện canh tác của nông dân và cho hiệu quả kinh tế khá. Những năm gần đây, cây khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông.
Với mục đích tuyển chọn các giống khoai lang chuyên làm rau xanh, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ và các cộng tác viên thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã chọn tạo được 3 giống khoai lang rau cho năng suất cao.
1. Thời vụ: Có thể trồng các giống khoai lang rau quanh năm nhưng trồng cho cho năng suất cao nhất vào vụ Xuân hè (Trồng tháng 2-3) và Hè thu( trồng tháng 6-7). 2. Chọn và chuẩn bị đất trồng:
Bệnh còn được gọi là bệnh đốm vòng, đây là một trong những bệnh chủ yếu hại lá, thường gây hại từ khi mới trồng cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều, đất ẩm ướt và vào giai đọan cuối sinh trưởng của cây. Trên lá có những vết tròn hoặc vết có góc cạnh (khi vết bệnh xuất hiện gần các gân lá) có màu nâu hoặc đen, có kích thước độ 1cm hoặc lớn hơn. Vết bệnh hơi lõm xuống,có viền rất rõ và có những vòng đồng tâm, vết bệnh thường bị khô nứt ở giai đoạn sau, cả lá bị vàng hoặc khô cháy đi. Đôi khi vết bệnh cũng xuất hiện trên củ dưới dạng các vết màu nâu đen với đường kính 1cm.