Home / Cây lương thực / Khoai lang

Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Tím Hiệu Quả Cao

Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Tím Hiệu Quả Cao
Publish date: Wednesday. October 30th, 2013

Khoai lang ở Việt Nam có nhiều giống với 3 nguồn xuất xứ chính là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, nhưng giống có tính hàng hoá cao được trồng thành những vùng lớn như Kiên Giang, Vĩnh Long, Đắk Nông, Lâm Đồng thì đều là giống có nguồn gốc từ Nhật. Tuy không phải là cây trồng có diện tích và sản lượng lớn nhưng nông dân một số nơi đã trở nên giàu có nhờ khoai lang như Đắk Nông, Vĩnh Long.

Các giống có nguồn gốc Trung Quốc do Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm lai tạo có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện lạnh rét ở các tỉnh phía Bắc nhưng lại tỏ ra không phù hợp với các tỉnh phía Nam. Giống có nguồn gốc từ Mỹ trồng ở VN có chất lượng rất cao, ruột dẻo và ngọt đậm và giá bán cũng rất đắt nhưng tiêu thụ ít do không xuất khẩu được.


Theo TS Hoàng Kim, Trường ĐHNL Thủ Đức, nhược điểm lớn nhất của giống khoai Nhật là thời gian sinh trưởng đến trên 115 ngày, trong lúc các giống khác thường chỉ 3 tháng. Người dân thường gọi tên giống dựa vào màu sắc ruột khi đã luộc chín như Nhật đỏ, Nhật tím, Nhật vàng, Nhật cam… Với năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha, trong đó có khoảng 30% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật với giá cao, còn lại tiêu thụ nội địa với giá khoảng 2.000 đ/kg nên thu nhập từ khoai cao gấp 2, gấp 3 so với lúa.Khoai lang dễ trồng, dễ cho năng suất và chất lượng cao, tuy nhiên trước mắt chưa thể mở rộng bởi sức mua có hạn.

Đất trồng:
Khoai lang không kén đất lắm, tất cả các đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt đều thích hợp cho khoai lang. Khoai lang chịu được đất hơi chua đến trung tính nhưng chịu được đất chua hơn đất kiềm.

Giống:
Tiêu chuẩn giống tốt: Chọn dây bánh tẻ, to, mập, khoẻ, không quá già hoặc quá non, lá xanh, đốt ngắn, không ra rễ, hoa trước, không sâu bệnh. Cắt dây vào buổi chiều, rải dây nơi thoáng mát một ngày trước khi trồng sẽ giúp dây nhanh chóng ra rễ, nẩy chồi non, không được chất thành đống.

Bón phân:
Để đạt 30 tấn củ/ha thì cây khoai lang cần phải hút một lượng là: 155 kg N; 52 kg P2O5; 213 kg K2O tương đương với 336,3kg urê; 347kg super lân; 355kg KCl (NSX Nông nghiệp 1999). Công ty TNHH Hữu Cơ đã nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang để sản xuất các sản phẩm HUMIX kết hợp với sử dụng phân vô cơ phục vụ cho việc canh tác cây khoai lang.Quy trình chăm bón cây khoai lang trong việc sử dụng kết hợp giữa các sản phẩm HUMIX với phân vô cơ vừa bảo đảm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển, vừa nâng cao năng suất và phẩm chất khoai lang, đồng thời duy trì được độ phì nhiêu của đất canh tác.
Bón phân theo quy trình của Công ty TNHH Hữu Cơ cho 1 hecta:Bón lót: Lượng bón: 1,5 tấn Phân hữu cơ vi sinh vật chức năng HUMIX (không để dây tiếp xúc trực tiếp với phân bón).
Bón thúc: Lần 1 (sau khi trồng 20-25 ngày). Lượng bón 800 kg phân hữu cơ sinh học HUMIX rau ăn quả, củ + 10kg urê + 15 kg KCl.Lần 2 (40-45 ngày sau khi trồng): Lượng bón 600 kg phân hữu cơ sinh học HUMIX rau ăn quả, củ + 15kg urê + 20 kg KCl.
Lần 3 (60- 65 ngày sau trồng): Lượng bón 600 kg phân hữu cơ sinh học HUMIX rau ăn quả, củ + 20 kg KCl sau khi bón xong vun cao gốc.Sử dụng phân dạng lỏng HUMIX chuyên dùng rau màu. Theo từng giai đoạn phát triển của cây, phun 4 lần trong 1 vụ. Pha tỷ lệ 40 ml phân cho bình 8 lít nước sạch tương đương với 2 nắp chai phân với 8 lít nước sạch. Bà con nên phun ướt đều lên lá và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.


Chú ý: Có thể pha chung với thuốc BVTV, nhưng pha xong nên sử dụng ngay.


Related news

Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang

2. Kỹ thuật trồng khoai lang Kỹ thuật trồng và chăm sóc Đất: khoai lang yêu cầu trồng ở đất thoát nước, vụ đông chỉ nên đánh luống hẹp từ 0,9-1,1m, cao từ 35-45cm. Làm đất, bỏ phân, lên luống cần tạo rãnh nông ở giữa để trồng dây. Phân bón: Phân chuồng bón từ 10-15 tấn/ha. Phân hóa học: có thể dùng phân tổng hợp NPK: 30N:40P2O5:60K2O; mức cao hơn NPK theo tỷ lệ: 60N:80P2O5:100K2O cho 1 ha.

Wednesday. October 30th, 2013
Phương Pháp Bảo Quản Khoai Lang Tươi Phương Pháp Bảo Quản Khoai Lang Tươi

Hầm này cũng chọn chỗ đất cao ráo và khô, không có mạch nước ngầm. Hầm đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp một bức tường đất quanh miệng hầm, có chừa một cửa để lên xuống, hầm phải có nắp đậy kín và có mái che. Bảo quản bằng hai cách trên sẽ cách ly được với môi trường và khoai giữ được lâu hơn.

Wednesday. October 30th, 2013
Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5 Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5

1. Thời vụ: Có thể trồng các giống khoai lang rau quanh năm nhưng trồng cho cho năng suất cao nhất vào vụ Xuân hè (Trồng tháng 2-3) và Hè thu( trồng tháng 6-7). 2. Chọn và chuẩn bị đất trồng:

Wednesday. October 30th, 2013
Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5 Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5

1. Thời vụ: Có thể trồng các giống khoai lang rau quanh năm nhưng trồng cho cho năng suất cao nhất vào vụ Xuân hè (Trồng tháng 2-3) và Hè thu( trồng tháng 6-7). 2. Chọn và chuẩn bị đất trồng:

Wednesday. October 30th, 2013
Hiệu Quả Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang Hiệu Quả Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang

Khoai lang không kén đất nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH 5 – 6. Với yêu cầu của khoai lang như vậy nên bón phân lân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.

Tuesday. April 22nd, 2014