Home / / Sinh viên/Thực tập

Kỹ Thuật Nuôi Lươn Mới

Kỹ Thuật Nuôi Lươn Mới
Publish date: Friday. October 11th, 2013

1. Xây dựng ao bể nuôi

Có thể nuôi lươn trong bể xây hoặc trong ao đất, tuỳ từng hộ gia đình vận dụng. Diện tích bể xây thường từ 10 - 20m2, loại lớn 50 - 100m2, sâu nhất 1m, thành bể cần láng nhẵn; đáy bể phải nện chặt trên phủ 1 lớp bùn sạch độ 30 cm, hoặc đổ lớp đất pha sét hay đất màu xốp trên 1/2 diện tích đáy bể. Ðiều chỉnh mức nước nuôi từ 20 - 40 cm. Bờ của ao, bể cần cao hơn 30cm so với mặt nước. Ao, bể đều phải có cống cấp và cống tiêu nước, miệng cống phải bịt lưới chống lươn chui mất. Trên mặt bể có thể trồng cây chịu nước hoặc thả bèo.

2. ương lươn giống

Trước khi ương phải dọn sạch và sát trùng ao, bể nuôi. Khi mực nước còn 10cm, cứ 10m2 dùng 2 - 2,5 kg vôi sống để khử trùng. Sau độ 10 ngày có thể thả lươn giống. Mật độ ương từ 2 - 4 kg/m2 (40 con/kg) thả 80 - 160 con/m2. Cần tắm nước muối 5% độ 5 phút để khử trùng lươn con đề phòng mang bệnh nấm vào bể nuôi.

Trong ao, bể nuôi nên thả thêm một ít chạch bùn (chạch đồng) để đảm nhiệm 2 tác dụng : một là tạo không khí cho ao, bể nuôi do chạch nhao lên nhao xuống thở liên tục; hai là để cho lươn khỏi lẫn hang ở của chúng và cuốn vào nhau do mật độ nuôi dầy, số chạch bùn thả lẫn nhiều nhất 8 - 16 con/m2. Mật độ nuôi trên chỉ áp dụng cho cơ sở lo được đầy đủ thức ăn và có kinh nghiệm tốt về quản lý ao nuôi, làm được như vậy sau 6 tháng nuôi có thể thu hoạch lươn thịt cỡ 100g trở lên. Năng suất nuôi sau 1 năm đạt 5 - 10 kg/m2.

3. Quản lý nuôi

3.1 Cho ăn theo định giờ, định lượng

Lươn chịu đói được lâu, nhưng trong quá trình nuôi không thể để lươn bị lúc no, lúc đói, hằng ngày đều phải cho lươn ăn với mức 5 - 7% trọng lượng đàn lươn. Cho lươn ăn tốt nhất là giun đất (cứ 4 - 6 kg giun có thể tăng trọng 1 kg lươn), cho ăn bằng thịt trai với mức 7% thể trọng lươn mỗi ngày, lươn sẽ tăng trọng bình quân mỗi con 0,55g/ngày. Nếu vụ nuôi là 180 ngày để tính thì hệ số thức ăn thịt trai từ 7,5 - 10 kg/1 kg lươn tăng trọng, hằng ngày cho ăn vào khoảng 6 giờ chiều.

3.2 Giữ mức nước trong ao bể thường 20cm

Thời gian nắng nóng dân cao nước đến 30 - 40cm, 1 tuần lễ thay nước 1 lần, chú ý loại bỏ sạch rác bẩn và thức ăn thừa đề phòng nước bị thối bẩn. Có thể thả bèo, trồng cây khoai nước để làm sạch nước và chỗ trú ẩn cho lươn tạo môi trường sinh thái tốt cho lươn sinh sống.

3.3 Chăm sóc lươn trong mùa rét

Khi nhiệt độ xuống thấp thì lươn chui vào hang hốc trong bùn nằm yên bất động, chống lạnh bằng :

- Tăng độ sâu nước ở bể nuôi

- Tháo cạn nước trong bể nhưng vẫn để bùn nhão, sau đó đắp lên đáy bể 1 lớp rơm hay thảm cỏ, không được đè nặng lên thảm làm lấp hang lỗ thông khí cho lươn thở.

Thịt lươn ngon, giá trị dược dụng cao tác dụng bồi dưỡng sức khoẻ, bổ gân cốt, khử phong hàn, lươn còn là mặt hàng xuất khẩu; nên phát triển nuôi lươn để bù đắp vào sản lượng tự nhiên ngày càng giảm sút đáp ứng yêu cầu thực phẩm cho nhân dân


Related news

Một Số Phương Pháp Nuôi Lươn Đồng Một Số Phương Pháp Nuôi Lươn Đồng

Do lươn có tập tính sống chui rúc trong bùn đáy và đào hang để trú ẩn, đồng thời lươn cũng có thể bò đi mất nếu bờ ao không đủ cao. Do vậy vấn đề nuôi lươn trong các ao mương cần phải hết sức chú ý vấn đề này.

Wednesday. July 31st, 2013
Kĩ Thuật Nuôi Lươn (Monopterus Albus) Kĩ Thuật Nuôi Lươn (Monopterus Albus)

Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước.

Friday. October 11th, 2013
Những Biện Pháp Hạn Chế Hao Hụt Lươn Trong Giai Đoạn Đầu Thả Giống Những Biện Pháp Hạn Chế Hao Hụt Lươn Trong Giai Đoạn Đầu Thả Giống

Năm 2010, cuộc sống của một số hộ nuôi lươn ở xã Tân An – Thị xã Tân Châu phần nào được cải thiện, nhờ thu nhập từ bể nuôi lươn. Giá bán có lúc lên đến 140.000 – 150.000 đồng/kg cho 1kg lươn loại I (khoảng 5 con/kg). “Trúng mùa được giá” nên nhiều hộ nuôi đã phát triển thêm quy mô. Một số hộ nuôi mới, báo hiệu tình hình nuôi lươn ở Tân Châu sẽ phát triển hơn ở năm 2011.

Friday. October 11th, 2013
Sản Xuất Lươn Giống Sản Xuất Lươn Giống

Trước đây nguồn lươn giống tự nhiên tương đối nhiều, nhưng do đánh bắt chưa đi đôi với bảo vệ, môi trường thay đổi,... nên gần đây nguồn lươn giống càng cạn kiệt. Bởi vậy, muốn có đủ lươn giống, phải chủ động vừa lấy giống ngoài thiên nhiên vừa cho lươn đẻ nhân tạo.

Friday. October 11th, 2013
Một Số Điểm Lưu Ý Phòng Trị Bệnh Đối Với Con Lươn Một Số Điểm Lưu Ý Phòng Trị Bệnh Đối Với Con Lươn

Ngày nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu qủa kinh tế cao, đặc biệt nuôi lươn đang là đối tượng nuôi khá phổ biến trong mùa nước nổi này.

Friday. October 11th, 2013