Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Bệnh Vàng Lụi Trên Lúa

Bệnh Vàng Lụi Trên Lúa
Publish date: Monday. October 28th, 2013

(Transitory yellowing)Bệnh vàng lụi (còn gọi là bệnh vàng tạm thời hoặc bệnh vàng lá di động) là loại bệnh do vi rút Transitory yellowing gây lên và môi giới truyền bệnh là rầy xanh (Nephotettix cincticeps, N. Nigropictus và N. Viresent). Bệnh này xuất hiện từ năm 1958 và chủ yếu chỉ có ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.


Cây bị bệnh lùn, lá bị vàng bắt đầu từ những lá phía dưới. Lá biến thành màu vàng da cam từ mép lá và chóp lá trở vào. Lá lúa co ngắn lại và xoè ngang ra giống như lá cây gừng, Lá non thường có màu xanh nhạt lốm đốm hoặc thành sọc dài ngắn khác nhau chạy song song với gân lá. Cây lúa lùn hẳn xuống, bộ rễ kém phát triển có màu đen và tanh.

Khi cây lúa bị vàng lá nặng và bị sớm có thể lụi chết trước khỉ trỗ. Nếu bị nhiễm bệnh muộn thì mức độ bệnh nhẹ, nếu không chữa trị thì cây lúa có thể sống đến khi trỗ bông nhưng trỗ muộn, bông lúa nhỏ, nhiều hạt lép và thường trỗ không thoát. Hạt lúa bị  lửng và nhẹ, vỏ trấu có vệ nâu đậm hoặc biến màu. Cây nhiễm bệnh muộn có thể không biểu hiện triệu chứng trước khi thu hoạch nhưng cây lúa chét mọclên thường biểu hiện bệnh rõ rệt từ đầu. Nếu bệnh nhẹ và được chữa trị tích cực, kịp thời thì có thể hồi phục và cho năng suất bình thường.


Trên ruộng lúa lúc đầu có một số dảnh lúa bị bệnh, sau đó từ những dảnh này lan ra thành từng chòm và toàn ruộng. Sự phát triển và tác hại của bệnh có liên quan chặt chẽ với giống lúa, số lượng rầy và đặc điểm ruộng. Mức độ nhiểm bệnh lúa vàng lụi của các giống lúa rất khác nhau.Phòng trừ bằng cách:


● Sử dụng các giống lúa kháng bệnh.● Nếu phát hiện trên ruộng có dảnh bị nhiễm bệnh thì ngay lập tức phải nhổ bỏ và phun thuốc trừ rầy.
● Cách chữa bệnh: khi ruộng bị bệnh nhẹ và ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, áp dụng các biện pháp thay nước ruộng, bón thêm vôi và phân lân kết hợp làm cỏ sục bùn, phun thuốc trừ rầy, sau đó khoảng 7-10 ngày bộ rễ lúa phát triển sẽ làm cho cây lúa hồi phục và cho năng suất bình thường.


Related news

Kinh nghiệm bón phân cho lúa ngắn ngày vụ hè thu ở Nam Bộ Kinh nghiệm bón phân cho lúa ngắn ngày vụ hè thu ở Nam Bộ

Cày ải sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, thời gian cách ly giữa 2 vụ từ 3 - 4 tuần để cho đất phục hồi, giảm ngộ độc hữu cơ.

Thursday. January 17th, 2019
Phương pháp phòng trừ lúa cỏ hiệu quả cao Phương pháp phòng trừ lúa cỏ hiệu quả cao

Lúa cỏ là một loại dịch hại nguy hiểm, làm thất thu năng suất, lây lan rất nhanh và rất khó phòng trừ vì lúa cỏ cũng có đặc tính giống lúa trồng.

Thursday. January 24th, 2019
Cách ủ thóc giống nẩy mầm đều Cách ủ thóc giống nẩy mầm đều

Bà con nông dân cần tránh một số cách ủ thóc giống không đúng sau:

Thursday. January 24th, 2019
Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa đông xuân đầu vụ Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa đông xuân đầu vụ

Giảm sâu bệnh, hạ giá thành, nâng cao năng suất và thu nhập cho người làm lúa thì việc chăm sóc lúa giai đoạn đầu vụ là hết sức quan trọng

Tuesday. February 12th, 2019
Chăm sóc bổ sung lúa mùa Chăm sóc bổ sung lúa mùa

Những ngày qua do mưa lớn đã ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cây lúa. Để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cần lưu ý như sau:

Thursday. February 14th, 2019