Reports / Tôm sú

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa độ pH và độ kiềm trong ao nuôi tôm

Author: Dr.Tôm
Publish date: Tuesday. May 15th, 2018

Mối quan hệ giữa độ kiềm và ph có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau. Vậy độ kiềm và pH có mối quan hệ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Độ kiềm, pH và mật độ tảo có liên quan mật thiết với nhau. Kiềm có tính chất là chất đệm pH và cung cấp CO2 cho sự quang tổng hợp của rong, tảo và các thực vật trong nước. Trong quá trình quang hợp tảo có khả năng lấy CO2 của bicarbonate (HCO3-) và giải phóng CO3,2- làm cho pH nước tăng đột ngột nếu mật độ tảo cao.

Khi trời mưa, nước mưa thường có tính axit do có nhiều CO2 trong không khí hòa tan, do đó nước mưa làm giảm pH của nước ao nuôi. Nhưng khi nước có độ kiềm cao thì pH của nước ít bị thay đổi. Do đó trước khi mưa thường tạt vôi.

Nước giếng khoan, nước của các vùng có núi đá vôi thường có độ kiềm và pH cao, do vôi carbonate canxi (CaCO3) hoặc vôi dolomite hòa tan vào nước.

1/ Độ kiềm thích hợp cho tôm nuôi

Tùy vào từng loại tôm khác nhau mà chúng thích nghi với độ kiềm khác nhau, cụ thể:

2/ Độ kiềm thích hợp cho tôm sú:

- Tôm mới thả từ 80-100ppm.

- Tôm thả từ 45 ngày trở lên từ 100-130ppm.

- Tôm thẻ từ 90 ngày trở lên từ 130-160 ppm.

3/ Độ kiềm thích hợp nuôi tôm sú:

- Tôm mới thả từ 100-120ppm

- Tôm thả từ 45 ngày trở lên từ 120-150ppm..

- Tôm thẻ từ 90 ngày trở lên từ 150-200 ppm.

Trong trường hợp độ kiềm thấp có thể sử dụng vôi CaO3 đánh liên tục trong 3 ngày để tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm. Mối quan hệ giữa độ kiềm và ph ảnh hưởng đến nhau do đó quý bà con cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra tốt nhất.


Related news