Tổng Kết Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

Huyện Tuy An (Phú Yên) vừa tổ chức tổng kết dự án nhân rộng mô hình nuôi heo rừng lai sau 18 tháng thực hiện.
Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.
Sau 18 tháng thực hiện, đến nay, mô hình này đã hình thành 7 mô hình nuôi heo rừng lai quy mô trang trại vườn rừng và có được 25 heo cái giống, 7 heo đực giống và 70 heo con. Mặc dù số lượng heo con khá cao, nhưng do giá heo thịt giảm mạnh nên trong số 7 hộ chăn nuôi, chỉ có 5 hộ có lãi và lãi ở mức thấp, từ 1,2 đến 9,6 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo các hộ tham gia mô hình, heo rừng lai là con vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít gặp dịch bệnh. Ngoài ra, sản phẩm từ thịt heo rừng lai đảm bảo an toàn thực phẩm, được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích, hộ chăn nuôi có điều kiện tận dụng được đất vườn và nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi.
Related news

Vụ mùa năm nay, huyện Sơn Dương gieo cấy hơn 6.200 ha lúa. Ngay từ đầu vụ huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện làm đất đảm bảo nước tưới tiêu, cung ứng giống... đến nay hầu hết diện tích gieo cấy đang hồi xanh đẻ nhánh, phát triển tốt..

Rời làng nuôi tôm hùm Xuân Tự 1, 2, xã Vạn Hưng (Vạn Ninh, Khánh Hoà), tôi tìm đến phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Tại đây, rất dễ bắt gặp những giọt nước mắt người nuôi tôm.

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.