Tổng Kết Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

Huyện Tuy An (Phú Yên) vừa tổ chức tổng kết dự án nhân rộng mô hình nuôi heo rừng lai sau 18 tháng thực hiện.
Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.
Sau 18 tháng thực hiện, đến nay, mô hình này đã hình thành 7 mô hình nuôi heo rừng lai quy mô trang trại vườn rừng và có được 25 heo cái giống, 7 heo đực giống và 70 heo con. Mặc dù số lượng heo con khá cao, nhưng do giá heo thịt giảm mạnh nên trong số 7 hộ chăn nuôi, chỉ có 5 hộ có lãi và lãi ở mức thấp, từ 1,2 đến 9,6 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo các hộ tham gia mô hình, heo rừng lai là con vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít gặp dịch bệnh. Ngoài ra, sản phẩm từ thịt heo rừng lai đảm bảo an toàn thực phẩm, được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích, hộ chăn nuôi có điều kiện tận dụng được đất vườn và nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm giúp người trồng mía giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập để họ gắn bó lâu dài với cây mía, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định. Trong đó, việc đầu tư, hỗ trợ mía giống cho năng suất và chất lượng cao trước niên vụ mới được bà con đồng tình hưởng ứng.

Sau 3 năm thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ với diện tích 2 ha theo hướng VietGAP tại xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thấy trồng loại cây này đem lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, do chưa tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, cho nên bà con không nên nóng vội mở rộng diện tích trồng giống cây này.

Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất, thị trường, nhưng thủy sản vẫn đang vững vàng ở vị trí số 1 trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các viện nghiên cứu thủy sản.