Prices / Mô hình kinh tế

Tín Hiệu Tốt Cho Người Nuôi Tôm Trà Vinh

Tín Hiệu Tốt Cho Người Nuôi Tôm Trà Vinh
Author: 
Publish date: Monday. June 17th, 2013

5 tháng đầu năm nay, tỉnh Trà Vinh đã xuất được gần 1.500 tấn tôm đông lạnh, đạt kim ngạch 14,4 triệu USD.

Tại Trà Vinh, trong khi phần lớn các hộ nuôi tôm đều bị thua lỗ hoặc huề vốn, thì những hộ tuân thủ nghiêm mỗi biện pháp kỹ thuật gặt hái được kết quả rất khả quả - nhất là những hộ chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của loại tôm này tiếp tục được mở rộng.

Sau khi gần 1,5 ha diện tích nuôi tôm sú bị mất trắng, ông Nguyễn Thành Nghiệp ở xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang chuyển sang thả 150.000 con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 3000 mét vuông đủ điều kiện. Và sau 2 tháng rưỡi ông Nghiệp thu hoạch được hơn 2 tấn tôm nguyên liệu, lãi gần 100 triệu đồng. Đây là một trong số ít hộ nuôi tôm thẻ thành công, nhờ tuân thủ nghiêm các quy định của ngành chức năng.

Tính từ đầu vụ đến nay Trà Vinh đã thu hoạch được hơn 2000 tấn tôm, trong đó gần một phần tư là tôm thẻ chân trắng. Số lượng tôm thu được tuy chỉ bằng một nửa so với niên vụ 2011, nhưng tăng hơn nhiều lần so với vụ tôm năm ngoái. Có được kết quả này là nhờ chủ động từ đầu, tức chỉ có những hộ có đủ điều kiện mới được phép thả nuôi, như có ao lắng, được tập huấn kỹ thuật… trong khi ngành chức năng thì tăng cường kiểm soát nguồn tôm giống.

Ông Phạm Minh Truyền, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết: “Để nuôi tôm chân trắng, bà con phải khai báo và có sự cho phép của chính quyền mới được thả nuôi. Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch, mua ở những công ty có uy tín và có sự cam kết về chất lượng giống”.

5 tháng đầu năm nay, tỉnh Trà Vinh đã xuất được gần 1.500 tấn tôm đông lạnh, đạt kim ngạch 14,4 triệu USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Trần Thanh Lễ, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Cửu Long khẳng định: "Nguyên liệu mà bị thiếu chúng tôi bổ sung từ các tỉnh khác, cũng như chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Bởi vì nguồn tôm thẻ chân trắng nông dân Trà Vinh bắt đầu nuôi khá lên rồi. Bên cạnh đó nguồn thẻ chân trắng ở các tỉnh lân cận cũng khá nhiều. Để đảo bảo việc xuất khẩu chúng tôi luôn duy trì tốt với đối tác, khách hàng”.

Sự phục hồi của thị trường xuất khẩu tôm là tín hiệu phấn khởi, nhất là trong bối cảnh việc nuôi tôm tiếp tục gặp nhiều khó khăn như hiện nay.


Related news

Mở Rộng Diện Tích Mía Nguyên Liệu 60.000 Ha Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Mở Rộng Diện Tích Mía Nguyên Liệu 60.000 Ha Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Theo định hướng phát triển ngành mía đường ĐBSCL đến năm 2020, các tỉnh này sẽ mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu rộng khoảng 60.000 ha, tập trung tại Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, tăng 8.000 ha so thời điểm hiện tại.

Monday. June 17th, 2013
Nỗ Lực Phát Triển Bền Vững Cây Sơ Ri Gò Công Ở Tiền Giang Nỗ Lực Phát Triển Bền Vững Cây Sơ Ri Gò Công Ở Tiền Giang

Tiền Giang là địa phương có vùng chuyên canh sơ ri lớn với diện tích đất trồng khoảng 300 hecta, tập trung chủ yếu ở vùng đất nhiễm mặn thuộc huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Hơn 3 năm qua, đầu ra cây sơ ri được ổn định, có giá cao, người trồng sơ ri lãi gấp 3 lần trồng lúa.

Monday. June 17th, 2013
Cách Ném Mạ Khi Gieo Mạ Ném Cách Ném Mạ Khi Gieo Mạ Ném

Khi cấy, gốc và rễ mạ bị dúi sâu 3-5 cm trong bùn đất do vậy cây lúa lâu hồi xanh, đẻ nhánh muộn và hay bị bệnh nghẹt rễ làm giảm năng suất, tăng chi phí phân bón, kéo dài thời gian sinh trưởng. Ném mạ trong phương pháp gieo mạ ném bằng khay nhựa khắc phục được những nhược điểm này.

Monday. June 17th, 2013