Sản Xuất Giống Gà Grimaud, Vịt Chuyên Thịt M14
Vừa qua, Sở KH&CN Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud, vịt chuyên thịt M14 tại Hải Phòng”. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng chủ trì thực hiện đề tài.
Kết quả thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud trong 18 tháng giữa trống Ri với gà mái GF24 (tổ hợp lai R-GF) và giữa trống GF24 với gà mái Ri (tổ hợp lai GF-Ri) cho thấy: nuôi tổ hợp lai R-GF cho lợi nhuận kinh tế cao gấp 1,54 lần so với tổ hợp lai GF-Ri.
Cũng trong 18 tháng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức thực nghiệm sản xuất giống và nuôi vịt M14 thương phẩm theo phương thức vịt cá kết hợp an toàn sinh học tại cơ sở giống thủy cầm quận Kiến An. Với quy mô 220 vịt bố, mẹ (200 mái và 20 trống), Trung tâm đã sản xuất được 19.240 con vịt giống thương phẩm loại 1, cho lợi nhuận 4.841.000 đ/tháng. Bên cạnh đó, tiến hành nuôi vịt M14 thương phẩm trong ao cá cũng cho hiệu quả cao hơn so với nuôi thả đồng khoanh vùng kiểm soát.
Thành công của việc thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud và vịt chuyên thịt M14 với hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Hải Phòng đã góp phần đáp ứng nhu cầu về con giống năng suất, chất lượng cho thành phố.
Related news
Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.
Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.
Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do vậy cuộc sống của bà con chưa được cải thiện nhiều.