Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Cá Chình Trong Ao
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá chình trong ao tại huyện Vĩnh Thuận.
Mô hình nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nuôi trồng thủy sản, giúp bà con nông dân tiếp cận những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế để nhân rộng, tạo việc làm, tăng thu nhập, đa dạng hóa đối tượng nuôi, giúp cho nganh nuôi trồng thủy sản của huyện đa dạng và bền vững.
Ngày 13/9/2013, tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh thuận, huyện Vĩnh Thuận, TTKNKN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình. Mô hình do hộ ông Phan Văn Hưởng thực hiện với quy mô 500m2, thả 250 con giống. Hộ nuôi được Trung tâm hỗ trợ 60% chi phí mua giống, 30% chi phí thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh.
Trong thời gian thực hiện mô hình, TTKNKN đã tổ chức 1 lớp tập huấn cho 30 nông dân quanh vùng. Đồng thời, cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ khuyến nông Trạm, huyện theo dõi lấy chỉ tiêu về môi trường, tốc độ phát triển của cá, hướng dẫn chủ hộ cải tạo ao, chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh thường gặp trong quá trình nuôi. Sau 17 tháng nuôi, mô hình cho lợi nhuận là 94.115.000 đồng.
Mô hình nuôi cá chình trong ao từng bước đa dạng hóa giống loài vật nuôi, nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có về vật dụng và nhân lực, tạo điều kiện hộ nông dân tăng thêm thu nhập. So với các mô hình sản xuất tại địa phương thì lợi nhuận đem lại từ mô hình nuôi cá chình trong ao khá cao. Vì vậy, mô hình này có khả năng nhân rộng ra trong sản xuất ở địa phương.
Related news
Xuất phát từ thông tin về một số người giàu nhanh do nắm được cơ hội nhất thời của thị trường, những mô hình nuôi con đặc sản như nhím, rắn, ba ba, rùa,... mau chóng được nhân rộng tới mọi vùng, mọi nhà. Để rồi mỗi khi “cơn sốt” qua đi, nhiều nông dân nhận ra, nuôi con đặc sản không phải “cuộc chơi” của số đông người.
Cục Chăn nuôi đang soạn thảo, xây dựng, sớm hoàn thiện Đề án “Phát triển hệ thống TTNT giai đoạn 2013- 2020” để trình lãnh đạo Bộ NNPTNT phê duyệt.
Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) cho biết có rất nhiều thủ đoạn được sử dụng để nhập lậu cá tầm về Việt Nam.