Giá / Mô hình kinh tế

Ông Trần Phương Giàu Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản

Ông Trần Phương Giàu Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản
Tác giả: 
Ngày đăng: 29/07/2013

Ông Trần Phương là tấm gương nông dân sản xuất giỏi ở thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Từ trồng lúa và nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng.

Đến thăm chuồng trại nuôi bò của ông nằm giữa ruộng lúa rộng 4 ha, chủ yếu là nuôi trong chuồng, nhưng nhờ được cung cấp thức ăn đầy đủ nên phát triển nhanh, kháng bệnh tốt; 15 con bò cái hiện đang trong thời kỳ sinh sản, đều đặn mỗi năm đẻ một lứa. Bê lai mới sinh nặng trên 25 kg, gấp rưỡi bê thường, nuôi 4 tháng là có người mua với giá từ 5 đến 6 triệu đồng/con.

Nghe ông Phương kể chuyện làm ăn thấy rất thích, nhưng để chăn nuôi đi vào ổn định ông không ít lần “nếm mùi” thất bại. Cách đây hơn 10 năm, sẵn có khu đất rộng ông dồn hết vốn liếng mua bò về nuôi. Lúc ấy đồng ruộng thiếu nước, diện tích canh tác bị bỏ hoang nhiều, nên nuôi thả rong, bò tự kiếm thức ăn.

Do đầu tư ít, nên chất lượng đàn thấp, nhưng chăn nuôi vẫn có lãi. Đến năm 2005, phong trào chăn nuôi ở địa phương phát triển mạnh, đồng thả bị thu hẹp dần, mùa khô bò thiếu thức ăn còi cọt suy giảm dần. Trong khi nhiều hộ chăn nuôi gặp khó, chưa tìm được hướng đi mới, thì ông Phương thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, không phát triển đàn mà chú trọng tìm giống tốt nâng cao chất lượng.

Thời điểm lúc bấy giờ huyện Ninh Hải (nay là Thuận Bắc) triển khai Chương trình sind hóa đàn bò, không bỏ lỡ cơ hội, ông Phương liên hệ với cán bộ kỹ thuật nông nghiệp đưa bò cái đi thụ tinh nhân tạo, cho ra thế hệ bê lai có ưu điểm vượt trội so với bê địa phương.

Để duy trì giống tốt, ông cải tạo chuồng, nuôi theo hình thức bán thâm canh. Theo ông Phương, nếu nuôi theo hình thức quảng canh như trước đây khó gầy được giống tốt vì bò tự do giao phối dễ bị trùng huyết. Ông cải tạo 4 ha đất cằn của gia đình, đào 2 cái hồ rộng 6 sào tích trữ nước mưa trồng lúa, trồng cỏ làm thức ăn cho bò.

Hai năm trở lại đây, khi nước thủy lợi về đến ruộng, mỗi năm ông sản xuất 3 vụ lúa, năng suất đạt 6 tấn/ha; 5 sào cỏ voi, rau muống xanh tốt quanh năm đảm bảo cung cấp thức ăn dồi dào cho đàn bò cái 15 con.

Ông dự tính thu hoạch xong vụ lúa đông - xuân 2012-2013 sẽ sửa sang chuồng trại, mắc mùng cho bò tránh ruồi, muỗi đốt. “Tui tính sơ bộ tiền mua vải mùng bao quanh dãy chuồng rộng 200 m2 hết trên dưới 10 triệu đồng, bán vài con bò giống dư sức làm”, ông Phương nói. Nếu “dự án” trên được thực hiện, thì ông cũng là người đầu tiên trong tỉnh “cho bò ngủ mùng”.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Bán Tôm Chạy Dịch Nông Dân Bán Tôm Chạy Dịch

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

29/07/2013
Thành Công Trồng Cao Su Độ Cao Trên 700m? Thành Công Trồng Cao Su Độ Cao Trên 700m?

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).

29/07/2013
Mùa Ủ Ướp Mùa Ủ Ướp

Những ngày này, đi dọc tuyến đường vào các khu sản xuất thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La), các xã Tân Lập hay Vân Hồ (Mộc Châu), thấy từng đoàn xe chở cây ngô đã băm vụn về khu vực chăn nuôi bò sữa làm ủ ướp. Dưới cái nắng dịu của miền thảo nguyên, đi qua những đồng cỏ xanh mượt, tôi đã ngửi thấy mùi ngai ngái của cỏ, của ngô cây từ những hầm ủ ướp đang giai đoạn lên men. Mùa ủ ướp đang rộ.

29/07/2013