Ông Nông Dân Giỏi Và Trang Trại Khá Đặc Biệt
Ông có một trang trại khá đặc biệt. Từ trang trại này, ông trở thành nông dân SXKD giỏi của TP.Đà Nẵng và vinh dự được về Hà Nội dự Hội nghị Nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới.
Ông là Nguyễn Nho Chắn ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng. Và cái trang trại đặc biệt của ông là trang trại khai thác đá xây dựng.
Ông Chắn quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1973, ông đi bộ đội, học nghề sửa xe ô tô trong đơn vị. Năm 1975, ông rời quê vào Đà Nẵng. Năm 2002, ông chọn khai thác đá làm nghề sinh nhai.
Bắt đầu bằng hai bàn tay trắng, ông vay mượn họ hàng mua xe thô sơ khai thác đá ở khu vực thành phố cho phép.
“Do mua xe cũ nên nó hay dở chứng, tôi phải hì hục sửa, nhờ thế mà tay nghề sửa xe cơ giới của tui ngày càng thuần thục" - ông cười kể lại.
Nhờ chăm chỉ, chịu khó, ông tích lũy dần. Được bao nhiêu, ông đầu tư bấy nhiêu cho xe chuyên dụng, máy móc, thiết bị khai thác đá, nghiền đá... Đến nay, ông đã có hơn 3 ha trang trại tại mỏ đá, 12 chiếc xe chuyên dụng với giá trị trên 7 tỷ đồng và nhiều dàn máy móc khác.
Tại trang trại của ông luôn có 30 lao động địa phương làm việc, với mức lương 6-9 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, trừ chi phí, ông lãi hơn 2 tỷ đồng.
Thăm trang trại của ông Chắn, chúng tôi thán phục tính sáng tạo của ông. Tại đây, tuy xe chuyên chở nguyên vật liệu ra vào thường xuyên nhưng không có chút bụi bặm, bởi ông đầu tư máy phun nước phun thường xuyên trên toàn bộ tuyến đường ra vào trang trại. Trang trại ông hoạt động 10 năm mà không một ai sống chung quanh mất lòng vì bụi bặm ô nhiễm.
Không chỉ vậy, ông còn đầu tư phủ kín 3ha trang trại bằng cây rừng trồng. "Tôi trồng rừng chỉ để tạo bóng mát và sinh thái chứ không có mục đích thu hoạch lấy lãi" - ông Chắn cho biết.
Related news
Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.
Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.