Bùng Phát Dịch Tai Xanh Ở Đắk Lắk

Dịch bệnh tai xanh trên lợn đã xuất hiện và bùng phát tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Việc khống chế dịch được các ngành chức năng sớm vào cuộc, nhưng do nguồn vaccine được nhà nước hỗ trợ về địa phương chậm, đã làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào ngày 4/6 tại xã Quảng Điền, nhưng vì thiếu nguồn vaccine để khống chế từ đầu, nên dịch bệnh nhanh chóng lan sang các xã lân cận. Đến ngày 7/7, bệnh tai xanh trên lợn đã xuất hiện tại tất cả các xã của huyện Krông Ana, với trên 1.400 con mắc bệnh, trong đó số lợn chết và tiêu hủy là gần 400 con.
Ngành thú y địa phương đã đề nghị được cấp vaccine tiêm phòng cho tổng đàn lợn, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng kịp thời. Trước thực trạng diễn biến phức tạp của bệnh tai xanh, Cục thú y đã hỗ trợ khẩn cấp 30.000 liều vaccine cho tỉnh Đăk Lăk chống dịch. Số vaccine này ưu tiên cấp cho địa phương đang có dịch, số còn lại dự phòng cho những địa phương khác khi có dịch tai xanh xảy ra.
Related news

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...

Gần 20 năm trước, vùng Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang vốn nổi tiếng là vùng đất "khỉ ho, cò gáy" thiếu vắng bóng người, nơi hoang tàn dành cho cỏ năn, cỏ lác. Thế nhưng, từ khi cây khóm (dứa) xuất hiện và mở rộng diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu nhanh chóng.

Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.