Ông Nông Dân Giỏi Và Trang Trại Khá Đặc Biệt
Ông có một trang trại khá đặc biệt. Từ trang trại này, ông trở thành nông dân SXKD giỏi của TP.Đà Nẵng và vinh dự được về Hà Nội dự Hội nghị Nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới.
Ông là Nguyễn Nho Chắn ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng. Và cái trang trại đặc biệt của ông là trang trại khai thác đá xây dựng.
Ông Chắn quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1973, ông đi bộ đội, học nghề sửa xe ô tô trong đơn vị. Năm 1975, ông rời quê vào Đà Nẵng. Năm 2002, ông chọn khai thác đá làm nghề sinh nhai.
Bắt đầu bằng hai bàn tay trắng, ông vay mượn họ hàng mua xe thô sơ khai thác đá ở khu vực thành phố cho phép.
“Do mua xe cũ nên nó hay dở chứng, tôi phải hì hục sửa, nhờ thế mà tay nghề sửa xe cơ giới của tui ngày càng thuần thục" - ông cười kể lại.
Nhờ chăm chỉ, chịu khó, ông tích lũy dần. Được bao nhiêu, ông đầu tư bấy nhiêu cho xe chuyên dụng, máy móc, thiết bị khai thác đá, nghiền đá... Đến nay, ông đã có hơn 3 ha trang trại tại mỏ đá, 12 chiếc xe chuyên dụng với giá trị trên 7 tỷ đồng và nhiều dàn máy móc khác.
Tại trang trại của ông luôn có 30 lao động địa phương làm việc, với mức lương 6-9 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, trừ chi phí, ông lãi hơn 2 tỷ đồng.
Thăm trang trại của ông Chắn, chúng tôi thán phục tính sáng tạo của ông. Tại đây, tuy xe chuyên chở nguyên vật liệu ra vào thường xuyên nhưng không có chút bụi bặm, bởi ông đầu tư máy phun nước phun thường xuyên trên toàn bộ tuyến đường ra vào trang trại. Trang trại ông hoạt động 10 năm mà không một ai sống chung quanh mất lòng vì bụi bặm ô nhiễm.
Không chỉ vậy, ông còn đầu tư phủ kín 3ha trang trại bằng cây rừng trồng. "Tôi trồng rừng chỉ để tạo bóng mát và sinh thái chứ không có mục đích thu hoạch lấy lãi" - ông Chắn cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre chọn cá điêu hồng làm mô hình trình diễn tại hộ ông Trịnh Công Trung - ấp 10 - xã Tân Thạch (Châu Thành).
Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Từ con gà, con vịt cho đến con heo đang đẩy người chăn nuôi ở Bình Định lâm cảnh khốn đốn. Nguyên nhân do sau Tết, giá cả các loại vật nuôi nói trên đều tuột, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn “bình chân như vại”.