Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Đông Xuân Trong Nhà Bạt
Vào mùa đông, tôm thẻ chân trắng rất khó nuôi, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc. Chúng tôi xin giới thiệu tới bà con “Biện pháp kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm trong nhà bạt vụ đông xuân”.
1. Chuẩn bị ao nuôi
- Ao được lót bạt, có diện tích từ 1.000-5.000m2. Tốt nhất từ 2.000-3.000m2.
- Bố trí nhà bạt: Dùng cột bê tông (5-6m) làm trụ đỡ, chăng dây cáp bọc nhựa tạo khung. Đồng thời tạo cửa ra vào tiện cho việc chăm sóc quản lý. Sau đó phủ bạt (nilon trắng) kín. Để phòng, tránh bạt bị xô cần chăng đè dây cáp bọc nhựa lên trên.
- Xử lý nước: Khử trùng bằng Chlorine với nồng độ 20-30 ppm, quạt nước 3-4 ngày liên tục sau đó mới cấp vào trong ao nuôi.
- Cải tạo ao: Dỡ bỏ lớp bạt cũ - bón vôi CaCO3 với liều lượng 1-2 kg/10m2 - ngâm 5-7 ngày - xịt rửa - phơi khô nứt chân chim (7-10 ngày) - rải bạt mới - cấp nước đã xử lý (1,2-1,4m).
- Làm hàng rào bằng túi nilon mỏng, dai; chắn xung quanh ao để ngăn chặn vật chủ trung gian truyền bệnh.
- Gây màu nước: Thường sử dụng phân vô cơ NPK, DAP với lượng 2-3 kg/1.000m3) hoặc cám gạo, bột đậu nành, bột cá nấu chín (2-3 kg/1.000m3) trộn với men bánh mỳ ủ chua; bón liên tục 3-5 ngày. Khi nước trong ao có màu xanh nõn chuối hoặc màu nâu, độ trong từ 30-40 cm thì tiến hành thả giống.
- Trước khi thả giống, phải tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường trong ngưỡng thích hợp như: Oxy > 4mg/l; pH: 7,5 – 8,5; độ kiềm: 80-120 mg/l; H2S
2. Chọn và thả giống
- Tôm giống cỡ post 12-15 khỏe mạnh, xuất xứ rõ ràng và đạt chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Mật độ nuôi: 80-100 con/m2.
- Thời gian thả giống: Đầu tháng 12, thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả khi trời nắng nóng hoặc mưa. Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 15-20 phút trước khi thả.
Nuôi tôm trong nhà bạt tránh được những tác động xấu của thời tiết
3. Chăm sóc và quản lý
a. Chăm sóc
- Sử dụng thức ăn công nghiệp, liều lượng cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Hiện nay, một số hãng thức ăn tôm có uy tín đảm bảo chất lượng như: Công ty CP loại HCPO 7701; 7702; 7703; 7703P và 7704…). Đồng thời, bổ sung Vitamin C, các khoáng chất cần thiết, tỏi… giúp tăng cường sức đề kháng với liều lượng 5-10 g/kg thức ăn.
- Sử dụng nhá (sàn cho ăn) để quản lý thức ăn. Điều chỉnh lượng thức ăn theo sự thay đổi của nhiệt độ, thời tiết và tình trạng tôm trong ao.
b. Quản lý
- Trang thiết bị dụng cụ cần sử dụng riêng biệt; vệ sinh cá nhân, dụng cụ trước và sau khi sử dụng.
- Bố trí hệ thống quạt nước nhằm cung cấp hàm lượng ô xy cho tôm hô hấp. Đối với ao có diện tích 3.000m2 thì cần 4 giàn quạt (90-100 vòng quay/phút). Do nuôi trong nhà bạt, ô xy từ không khí khuyếch tán ít vào trong môi trường nước, nên sử dụng quạt nước trong ngày nhiều hơn so với mô hình nuôi tôm ngoài trời.
+ Tôm nuôi 1-2 tháng đầu: Thời gian quạt nước là 6-8 giờ/ngày, bắt đầu từ 22 giờ đến 6 giờ sáng.
+ Từ tháng thứ 3 trở đi: Thời gian quạt nước là 15 giờ/ngày, bắt đầu từ 16 giờ đến 7 giờ sáng.
- Tiến hành đo các yếu tố môi trường 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ và 14 giờ hàng ngày. Nếu chỉ số các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp phải có biện pháp điều chỉnh ngay.
- Định kỳ 7-10 ngày bón Dolomite với liều lượng 1kg/10m3 nhằm ổn định pH, độ kiềm trong ao nuôi. Bổ sung chế phẩm sinh học như: EM; C.P.Bio; Super Vs; Zymetin… liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhằm ổn định yếu tố môi trường trong ao nuôi.
4. Biện pháp phòng trị bệnh
Luôn lưu ý những vấn đề như sau:
- Người đi vào nhà bạt phải đi ủng và lội qua thùng dung dịch thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 1-2 ppm để khử trùng.
- Quản lý yếu tố môi trường trong ngưỡng thích hợp. Cho tôm ăn đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, tăng cường sức đề kháng.
- Có diện ao lắng, ao xử lý nước.
- Nâng cao tính cộng đồng trong vùng nuôi. Khi tôm nuôi có dấu hiệu bất thường, cần thông báo cho cơ quan chức năng như: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư; Chi cục Thú y; Phòng Nuôi trồng Thủy sản (Sở NN&PTNT) và cán bộ địa phương để có biện pháp hướng dẫn xử lý kịp thời.
5. Thu hoạch
Sau 150-160 ngày nuôi, tôm đạt kích cỡ 50-60 con/kg, tiến hành thu hoạch một lần. Năng suất đạt từ 12-15 tấn/ha.
Related news
Hiện nay do hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu của huyện Thuận Bắc, mực nước chỉ còn hơn 1,8 triệu m3, không đủ phục vụ tưới nên các địa phương Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải… hưởng lợi từ hệ thống tưới này phải tạm ngừng việc sản xuất vụ hè-thu.
Ít có loại cây trồng nào ở đất miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao. Đó là điều mà anh Nguyễn Văn Vũ, xóm Bãi Á 1, thị trấn Chợ Chu (Định Hóa) đúc rút được sau gần 20 năm gắn bó với đồi rừng. Với hơn 20 ha quế, cùng vườn ươm quế giống quy mô 1 triệu cây/ năm, anh Vũ đã trở thành triệu phú từ loại cây trồng này.
Lần đầu tiên mô hình nuôi gà trong phòng lạnh đã được trang trại của anh Trần Văn Nam tại thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) áp dụng khá thành công.