Người Nông Dân Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Nấm
Các lớp tập huấn Khuyến nông thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực mở ra nhiều hướng làm giàu mới cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Mô hình trồng nấm của chị Nguyễn Thị Tâm ở tổ 19, phường Đống Đa, thành phố Pleiku là một mô hình như thế. Năm 2007, chị được tham gia lớp tập huấn Khuyến nông về kỹ thuật trồng nấm. Nhận thấy trồng nấm là một nghề còn mới trên địa bàn, nguồn nấm bán chủ yếu lấy từ các tỉnh khác nên giá còn cao, trong khi đó nhu cầu dùng nấm là thực phẩm đang là xu hướng hiện nay. Từ niềm đam mê với cây nấm cộng với mong muốn thoát nghèo nên chị đã đi học hỏi kinh nghiệm các mô hình ở Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh… Chị đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia kỹ thuật thuộc Viện Giống cây trồng Miền Nam.
Chị tâm sự: trồng nấm ở Gia Lai có nhiều lợi thế, thứ nhất là điều kiện thời tiết ở đây khá ổn định quanh năm, nhiệt độ không quá lớn nên thích hợp cho nấm sinh trưởng và phát triển. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu để trồng nấm phong phú, rẻ tiền, chị sử dụng nguyên liệu là mùn cưa cao su. Trồng nấm không quá khó, điều quan trọng là phải cẩn thận trong từng khâu kỹ thuật để đảm bảo nấm nở đều, đẹp. Qua ba năm kinh nghiệm, giờ chị đã nắm vững kỹ thuật trồng các loại nấm rơm, nấm mèo, nấm sò, linh chi,… hàng tháng lợi nhuận từ trồng nấm của gia đình chị khoảng từ 7- 10 triệu. Lợi nhuận từ trồng nấm một phần chị dành vào đầu tư xây dựng củng cố và mở rộng hệ thống nhà trồng nấm.
Chị Tâm đã trở thành gương điển hình làm ăn của phụ nữ thành phố, mô hình được nhiều bà con đến học tập kinh nghiệm. Chị luôn nhiệt tình chỉ bảo kỹ thuật cho mọi người với mong muốn mô hình được nhân rộng và trồng nấm sẽ giúp nhiều người làm giàu.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) khi được thực hiện sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU rộng lớn với hơn 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD.
Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn (Cà Mau) thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.
Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.