Kiến Nghị Việc Giải Tỏa, Di Dời Lồng, Bè Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Vũng Rô

UBND huyện Đông Hòa vừa kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo UBND TX Sông Cầu và huyện Tuy An tiếp nhận người dân địa phương có nhu cầu di dời lồng bè từ Vũng Rô về vùng nuôi Mái Nhà (xã An Hải, Tuy An) và vùng nuôi vịnh Xuân Đài (Cù Mông, TX Sông Cầu).
Đối với các hộ dân huyện Đông Hòa chuyên sinh sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô, tỉnh cần có chính sách tạo công ăn việc làm để ổn định cuộc sống. Ngoài ra, UBND huyện Đông Hòa cũng đề nghị tỉnh thành lập Ban giải tỏa, di dời lồng, bè nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô để đảm bảo thực thi công việc.
Theo UBND huyện Đông Hòa, tính đến tháng 6/2013, có 31 bè của người dân và 91 lồng nuôi thủy sản của 3 doanh nghiệp đã di dời khỏi vùng nuôi Vũng Rô. Tuy nhiên, trong thời gian cơ quan chức năng của huyện vận động giải tỏa, di dời, một số người vẫn bất chấp lệnh cấm, đầu tư thêm lồng bè và thả nuôi giống mới.
Có thể bạn quan tâm

Giá cá sấu thời điểm đó rất cao 160.000 đồng/kg, lợi nhuận mang về rất lớn. Không bỏ lỡ cơ hội, bằng kinh nghiệm nuôi thành công cá sấu thương phẩm, năm 2001 ông mở rộng trang trại nuôi 1.600 con trên diện tích 3.600m2. Sau nhiều thành công nối tiếp đến năm 2009 ông đã dành toàn bộ 3 ha đất sản xuất nông nghiệp mở rộng việc nuôi cá sấu, nâng tổng đàn cá sấu là 25.000 con.

Nhiều nông dân trên địa bàn xã Vĩnh An (Châu Thành - An Giang) đưa cây màu vào canh tác, nâng cao giá trị sản xuất, ổn định cuộc sống.

Xã Phú Long, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) là một trong những địa phương có truyền thống và thế mạnh trong phát triển chăn nuôi gia súc. Việc tập trung chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo đầu ra cho các xã viên trong Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo Phú Bình là biện pháp hiệu quả để ổn định thu nhập cho bà con trong nghề chăn nuôi.