Người Nông Dân Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Nấm

Các lớp tập huấn Khuyến nông thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực mở ra nhiều hướng làm giàu mới cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Mô hình trồng nấm của chị Nguyễn Thị Tâm ở tổ 19, phường Đống Đa, thành phố Pleiku là một mô hình như thế. Năm 2007, chị được tham gia lớp tập huấn Khuyến nông về kỹ thuật trồng nấm. Nhận thấy trồng nấm là một nghề còn mới trên địa bàn, nguồn nấm bán chủ yếu lấy từ các tỉnh khác nên giá còn cao, trong khi đó nhu cầu dùng nấm là thực phẩm đang là xu hướng hiện nay. Từ niềm đam mê với cây nấm cộng với mong muốn thoát nghèo nên chị đã đi học hỏi kinh nghiệm các mô hình ở Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh… Chị đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia kỹ thuật thuộc Viện Giống cây trồng Miền Nam.
Chị tâm sự: trồng nấm ở Gia Lai có nhiều lợi thế, thứ nhất là điều kiện thời tiết ở đây khá ổn định quanh năm, nhiệt độ không quá lớn nên thích hợp cho nấm sinh trưởng và phát triển. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu để trồng nấm phong phú, rẻ tiền, chị sử dụng nguyên liệu là mùn cưa cao su. Trồng nấm không quá khó, điều quan trọng là phải cẩn thận trong từng khâu kỹ thuật để đảm bảo nấm nở đều, đẹp. Qua ba năm kinh nghiệm, giờ chị đã nắm vững kỹ thuật trồng các loại nấm rơm, nấm mèo, nấm sò, linh chi,… hàng tháng lợi nhuận từ trồng nấm của gia đình chị khoảng từ 7- 10 triệu. Lợi nhuận từ trồng nấm một phần chị dành vào đầu tư xây dựng củng cố và mở rộng hệ thống nhà trồng nấm.
Chị Tâm đã trở thành gương điển hình làm ăn của phụ nữ thành phố, mô hình được nhiều bà con đến học tập kinh nghiệm. Chị luôn nhiệt tình chỉ bảo kỹ thuật cho mọi người với mong muốn mô hình được nhân rộng và trồng nấm sẽ giúp nhiều người làm giàu.
Related news

Năm 2011, Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên đã triển khai mô hình nuôi vịt sinh sản chuyên trứng an toàn sinh học tại phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên, với quy mô 400 con vịt Triết Giang thương phẩm và 4 hộ nông dân tham gia mô hình.

Những ngày này, bà con nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân. Mặc dù vụ này trúng mùa lớn nhưng nông dân không vui vì giá lúa ở mức thấp. Riêng loại lúa phẩm cấp thấp - IR 50404 thì gần như không bán được.

Hồ chứa nước sông Sào (Nghĩa Đàn - Nghệ An) là công trình thuỷ lợi lớn do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng theo nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ. Hệ thống đầu mối nằm ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, gồm: Đập chính, đập phụ, tràn xả lũ và hai tuyến cống lấy nước.