Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú
Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.
Không chấp nhận bỏ cuộc, anh Hiếu đem con giống đến hợp tác với nông dân để nuôi trình diễn, thậm chí là bán nợ cho nông dân nuôi thử. Phải qua vài vụ nuôi có kết quả tốt nông dân mới có niềm tin và tìm đến cơ sở để mua giống. Sau khi công việc sản xuất tôm giống đi vào ổn định, anh Hiếu lại quyết định đầu tư sản xuất cua giống và cũng thành công.
Theo anh Hiếu, để sản xuất ra con giống chất lượng cao thì ngoài việc tìm cho được nguồn bố mẹ tốt còn phải nắm vững quy trình kỹ thuật, mới thành công. Hiện nay, mỗi năm cơ sở Trung Hiếu có thể cung cấp 15 triệu con tôm sú giống và hàng trăm ngàn con cua giống chất lượng cao, được nông dân trong vùng tín nhiệm.
Related news
Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.
Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.
Hiện đã thu hoạch được gần 6.000 ha, diện tích thiệt hại trên tôm nuôi là dưới 30%. Có thể thấy năm nay vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng đã có dấu hiệu hồi phục nhờ áp dụng tốt các biện pháp đối phó với thời tiết và có biện pháp nuôi an toàn. Điều đáng lo ngại hiện nay là người nuôi tôm vẫn có xu thế thả giống tiếp tục, bởi giá tôm ở mức khá hấp dẫn.