Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.
Không chấp nhận bỏ cuộc, anh Hiếu đem con giống đến hợp tác với nông dân để nuôi trình diễn, thậm chí là bán nợ cho nông dân nuôi thử. Phải qua vài vụ nuôi có kết quả tốt nông dân mới có niềm tin và tìm đến cơ sở để mua giống. Sau khi công việc sản xuất tôm giống đi vào ổn định, anh Hiếu lại quyết định đầu tư sản xuất cua giống và cũng thành công.
Theo anh Hiếu, để sản xuất ra con giống chất lượng cao thì ngoài việc tìm cho được nguồn bố mẹ tốt còn phải nắm vững quy trình kỹ thuật, mới thành công. Hiện nay, mỗi năm cơ sở Trung Hiếu có thể cung cấp 15 triệu con tôm sú giống và hàng trăm ngàn con cua giống chất lượng cao, được nông dân trong vùng tín nhiệm.
Có thể bạn quan tâm

Giá cam sành tăng cao, người trồng thắng đậm, nhiều nhà vườn trồng chuyên canh cây cam sành ở các xã: An Phú Tân, Hoà Tân, Tam Ngãi, Thông Hòa… huyện Cầu Kè (Trà Vinh) trở thành tỷ phú. Chính sự hấp dẫn này khiến nhiều người ở huyện Cầu Kè đang “đổ xô” lên liếp trên ruộng trồng lúa, phá bỏ vườn cây trái để trồng cam sành.

Mỗi sáng, trước lúc lùa vịt ra đồng cho ăn, chủ vịt thường chuẩn bị sẵn các thứ: cờ, bình nước, hộp cơm, bì thuốc lá, nếu “đã” hơn thì có thêm chiếc radio cà tàng.

Trong bối cảnh người chăn nuôi điêu đứng vì dịch bệnh, giá bán thấp, thua lỗ triền miên thì ở nhiều địa phương xuất hiện một số mô hình chăn nuôi mới cho năng suất, hiệu quả cao.