Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp
Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.
Đối với tỉnh ta, trong những năm qua việc nâng cao giá trị sản xuất luôn được chú trọng. Được sự hỗ trợ tích cực của ngành nông nghiệp nói chung nhiều nông hộ ở các địa phương trong tỉnh đã chọn, chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất… để đạt hiệu quả về sản lượng và giá trị như mô hình sản xuất lúa, bắp lai giống; mô hình trồng nho xanh, táo… Đơn cử như về sản xuất lương thực, trong đó cây lúa là chủ lực, sau 20 năm năng suất tăng từ 37 tạ/ha (năm 1992) lên trên 61 tạ/ha (tính đến vụ đông-xuân năm 2012). Hay như mô hình trồng táo đã cho thu nhập không dưới 600 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung toàn tỉnh thu nhập bình quân đạt trên dưới 55 triệu đồng/ha/năm. Vì sao ?
Có nhiều nguyên nhân làm cho thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh chưa “bật” lên được, đầu tiên có thể nói bình quân diện tích/hộ còn thấp, số nông hộ có “đất mẫu” đếm được trên đầu ngón tay. Đã vậy, do thời kỳ làm ăn tập thể trước đây ruộng đất được chia theo nhân khẩu nên dẫn đến manh mún, “lãng phí” nhất là bờ ruộng quá nhiều, hiếm có những cánh đồng mà diện tích ruộng có từ 3 sào trở lên.
Diện tích ruộng hẹp dẫn đến khó thực hiện cơ giới hóa trong các khâu, không những vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ trên cánh đồng cũng khó thực hiện… Yếu tố cũng không kém phần quan trọng là do ruộng đất ít nên nhiều nông hộ ít chú trọng đầu tư để nâng cao hiệu quả mà phần lớn là làm nghề khác để sống…
Để khắc phục một số tình trạng như đã nêu, từng bước tạo lập nên những “cánh đồng mẫu lớn” như một số địa phương trong nước đang thực hiện cần phải có những giải pháp cụ thể, thống nhất trong thực hiện từ ngành nông nghiệp đến các địa phương và nông hộ mà trước tiên theo chúng tôi phải vận động nông hộ “dồn điền đổi thửa”.
Cách làm này vừa tăng diện tích từng thửa ruộng, đất, vừa giảm tỷ lệ bờ bao (thường chiếm đến 15% diện tích). Mặt khác, cần nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả thông qua mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là tạo quan hệ mật thiết giữa nhà nông với doanh nghiệp để tạo ổn định đầu ra cho sản phẩm…
Để người nông dân thực sự nâng cao thu nhập từ chính ruộng đất hiện có rất cần đến sự hỗ trợ tích cực từ ngành nông nghiệp bằng các giải pháp có hiệu quả.
Related news
Trong khi mô hình nuôi chồn nhung đa cấp của ông Đoàn Việt Châu đang cận kề bờ vực thì mô hình của Cty TNHH Đào tạo Thương mại điện tử Giấc Mơ Việt (Vdream) đã chính thức khai tử. Một lần nữa, giấc mơ làm giàu từ chồn nhung đen của người dân tan vỡ.
Theo ông Bùi Bá Sự, PGĐ Kinh doanh Cty TNHH Việt - Úc, khách hàng có nhu cầu mua tôm thẻ chân trắng (TTCT) giống của Cty, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đang tăng cao.
Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể bị phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng nếu có hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày, đêm trở lên mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật; phạt tiền 25 - 50 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày, đêm...