Mô Hình Trồng Cây Măng Tây Xanh Hiệu Quả Ở Củ Chi

Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh.
Vì thế, Trạm khuyến nông không ngừng tìm ra những giống măng tây có khả năng kháng bệnh, cho năng xuất cao, khắc phục những yếu kém của giống măng trước đây, do đó vào tháng 7/2010 được sự đồng ý của Trung Tâm Khuyến Nông, trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức triển khai mô hình trồng măng tây tại xã Trung Lập Hạ.
Mời bà con tham khảo: Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh Măng Tây Xanh: Loài Cây Mới Trồng Ở Tây Ninh Măng Tây Chứa Hàm Lượng Dinh Dưỡng Và Nhiều Dược Tính Đặc Biệt |
Vào ngày 26/10/2011 trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức nghiệm thu mô hình , về dự có lãnh đạo Trung Tâm Khuyến Nông, lãnh đạo địa phương và đông đảo bà con trồng măng tây thuộc huyện Củ Chi, kết quả mô hình đạt năng suất bình quân từ 7- 8 tấn /ha/ năm thứ 1, thu nhập bình quân 400 triệu đồng /ha /năm thứ 2.
Đây là một nguồn thu nhập rất cao so với các đối tượng cây trồng khác, tuy nhiên nhìn những mô hình măng tây thành công cũng như mô hình chưa hiệu quả, trạm khuyến nông Củ Chi cũng khuyến cáo đến bà con trồng măng tây tại huyện là: Cần trồng giống măng tây có khả năng kháng sâu bệnh cao, sinh trưởng phát triển mạnh, chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi hộ có từ 2- 3 nhân công thì nên trồng từ 1000 – 2000m2, vì thế bà con nên chọn quy mô sản xuất cho phù hợp để cây măng tây đem lại hiệu quả lâu dài và tạo thành một vùng cung cấp loại rau cao cấp này một cách ổn định
Có thể bạn quan tâm

Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g, Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3 nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít

Ở Đăng Hà, chỉ cần có tiền, muốn mua, muốn sang nhượng bao nhiêu đất cao su cũng được. Tính đến tháng 4/2011, đã có 51 doanh nghiệp nhảy vào “xí” đất trồng cao su với tổng diện tích lên đến hơn 7.000ha. Trong khi đó, sự lạnh lùng, vô cảm của quan chức từ xã đến tỉnh khiến dân nghèo “hết đường nhờ cậy”.

Mùa khô năm 2012 được dự báo sẽ có nắng nóng kéo dài, khô hạn gay gắt. Khả năng cháy rừng rất lớn và xảy ra trên diện rộng. Hiện tại tỉnh An Giang đang triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong mùa khô năm nay.