Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.
Anh Thái Văn Phương ở thôn 1, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên là một trong những hộ có diện tích nuôi sò, cho biết “Hôm trước, sò của gia đình tôi vẫn bình thường, nhưng chỉ sau một đêm thấy vỏ sò nổi lềnh bềnh trên mặt nước, Thay vì việc thuê nhân công thu hoạch sò thịt như những năm trước đây, thì trong những ngày này gia đình chúng tôi phải bất đắc dĩ thuê nhân công đi lượm vỏ sò chết”.
Năm nay, gia đình anh Phương đầu tư hơn 300 triệu đồng, mua hơn 4,5 tấn sò giống để thả trên 2 ha diện tích mặt nước. Những tưởng sẽ gặt hái một vụ mùa bội thu, nào ngờ sò lại chết hàng loạt (khoảng hơn 4 tấn sò thịt), thiệt hại hơn 150 triệu đồng.
Không chỉ riêng gia đình anh Phương mà tất cả các hộ dân nuôi sò ở thôn 1, Cẩm Lĩnh cũng đang gánh chịu rủi ro này.
Toàn xã Cẩm Lĩnh có khoảng 12 ha diện tích nuôi sò của 8 hộ dân, mỗi năm thu về hàng tỉ đồng. Tuy nhiên vụ sò năm nay, hàng chục tấn sò thịt bị chết thì thiệt hại hơn 600 triệu đồng, chưa kể tiền để thuê nhân công đi vớt sò chết.
Ông Phạm Xuân Hạnh, Chủ tịch hội Nông dân xã Cẩm Lĩnh cho biết: “Sau khi nhận được thông tin từ người dân, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra, nhưng đến nay chúng tôi vẫn không biết rõ nguyên nhân vì đâu. Sau một vụ sò thất bại như thế này sẽ làm cho các hộ dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn”.
Có thể bạn quan tâm

Do chuột và sâu bệnh nên năng suất lúa hè thu năm nay của nông dân huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) chỉ đạt 49 tạ/ha. Tuy nhiên, nỗi buồn này phần nào được bù đắp khi cây sắn vừa được mùa lẫn được giá.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ 2/7/2013 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang; một số chim cút mắc bệnh và phải tiêu hủy là hơn 26 ngàn con, nguy cơ dịch lây lan sang đàn gia cầm là rất cao.

Nhằm từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người dân, hướng đến việc canh tác theo hướng xen canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; kỹ sư Đặng Văn Trọng, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Quang 3 đã thực hiện thành công mô hình trồng sắn xen đậu phộng ở huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên).