Mô Hình Trồng Cây Măng Tây Xanh Hiệu Quả Ở Củ Chi

Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh.
Vì thế, Trạm khuyến nông không ngừng tìm ra những giống măng tây có khả năng kháng bệnh, cho năng xuất cao, khắc phục những yếu kém của giống măng trước đây, do đó vào tháng 7/2010 được sự đồng ý của Trung Tâm Khuyến Nông, trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức triển khai mô hình trồng măng tây tại xã Trung Lập Hạ.
Mời bà con tham khảo: Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh Măng Tây Xanh: Loài Cây Mới Trồng Ở Tây Ninh Măng Tây Chứa Hàm Lượng Dinh Dưỡng Và Nhiều Dược Tính Đặc Biệt |
Vào ngày 26/10/2011 trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức nghiệm thu mô hình , về dự có lãnh đạo Trung Tâm Khuyến Nông, lãnh đạo địa phương và đông đảo bà con trồng măng tây thuộc huyện Củ Chi, kết quả mô hình đạt năng suất bình quân từ 7- 8 tấn /ha/ năm thứ 1, thu nhập bình quân 400 triệu đồng /ha /năm thứ 2.
Đây là một nguồn thu nhập rất cao so với các đối tượng cây trồng khác, tuy nhiên nhìn những mô hình măng tây thành công cũng như mô hình chưa hiệu quả, trạm khuyến nông Củ Chi cũng khuyến cáo đến bà con trồng măng tây tại huyện là: Cần trồng giống măng tây có khả năng kháng sâu bệnh cao, sinh trưởng phát triển mạnh, chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi hộ có từ 2- 3 nhân công thì nên trồng từ 1000 – 2000m2, vì thế bà con nên chọn quy mô sản xuất cho phù hợp để cây măng tây đem lại hiệu quả lâu dài và tạo thành một vùng cung cấp loại rau cao cấp này một cách ổn định
Related news

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.

Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện Vĩnh Linh đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.