Làm Giàu Nhờ Đa Dạng Hóa Cây Trồng
Ông Lê Xuân Phiên, Bí thư chi bộ thôn 10, xã Thống Nhất (Bù Đăng) cho biết, toàn thôn có 168 hộ dân nhưng đã có khoảng 70% số hộ biết đa dạng hóa cây trồng trên cùng một diện tích cho hiệu quả kinh tế cao. Người dân thôn 10 chủ yếu trồng xen hồ tiêu, cà phê trong vườn điều. Một số hộ kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán cây... Nhờ có sự “cộng hưởng” của các loại cây trồng, vật nuôi nên năng suất vườn điều luôn ổn định (trung bình khoảng gần 2 tấn/ha), riêng vườn điều của gia đình ông Phiên luôn đạt năng suất trên 2 tấn/ha.
Ông Phiên khẳng định, nhờ đa dạng hóa cây trồng trên cùng một diện tích, nhiều hộ dân trong thôn đã thoát nghèo. Toàn thôn có khoảng 60% số hộ khá, giàu. Hai năm nay, trong thôn không còn tình trạng cầm cố, bán đất. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số hết đất sản xuất (do cầm cố, sang nhượng trước kia) đã biết dựa vào các công ty cao su trong vùng để làm công ăn lương. 164/168 hộ dân trong thôn đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Chi bộ thôn 10 đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh 10 năm liền.
Related news
Ngày 8/8/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu phối hợp với Ban chỉ đạo thí điểm bảo hiểm tôm nuôi tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thí điểm bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 trên địa bàn tỉnh.
Giữa khu rừng của bản Có, xã Chiềng Xôm (Thành phố Sơn La) có một thung lũng cứ đến mùa mưa, nước lại tích tụ thành ao - bà con gọi là Bôm Lầu hay “ao trời”, thả cá ở đây chỉ sau 2 đến 3 tháng là được thu hoạch.
Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự ý xuống giống lúa vụ 3 (còn gọi là vụ thu đông) năm 2013 với tổng diện tích lên đến gần 1.000ha, tập trung nhiều ở 2 huyện Hồng Ngự và Tân Hồng (Đồng Tháp), dù ngành chức năng khuyến cáo không nên xuống giống vì hệ thống đê bao không đảm bảo an toàn. Hiện tại, nước lũ thượng nguồn đang đổ về mạnh, chính quyền và người dân đang “gồng mình” quyết tâm bảo vệ lúa vụ 3 nhằm tránh thiệt hại cho người dân.