Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp
Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.
Đa phần cây sắn trồng trên diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp mà cụ thể là đất trồng rừng sản xuất.
Huyện Bảo Thắng có diện tích cây sắn lớn nhất với 3.024 ha (năm 2012), huyện Bảo Yên có 2.650 ha, huyện Văn Bàn có 1.645 ha, tiếp đến là các huyện Bát Xát, Bắc Hà, thành phố Lào Cai; duy nhất huyện Si Ma Cai không có diện tích cây sắn.
Giá sắn tươi trên thị trường Lào Cai trong những năm gần đây dao động từ 700 đến 1.400 đồng/kg, hầu hết sản phẩm sắn tươi, sắn khô qua sơ chế đều có điểm tiêu thụ cuối cùng là thị trường Trung Quốc.
Mỗi năm người dân Lào Cai có thu nhập từ trồng sắn khoảng 130 đến 150 tỷ đồng, nhưng ngành nông nghiệp vẫn để cây sắn ngoài cơ cấu sản xuất, chỉ tiêu thực hiện phát triển. Lý do là cây sắn có thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định, trồng sắn nhanh bạc màu đất, cây sắn phát triển ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng khai thác trái phép, phá rừng khó kiểm soát.
Related news
Hiện nay, 80% diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đang trong thời kỳ đẻ nhánh, diện tích còn lại trong giai đoạn tỉa giặm. Các cơ quan chức năng chỉ đạo nông dân tích cực chăm bón, phòng, trừ sâu bệnh…
Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000m².
Từ đầu năm 2013 đến nay, người dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) thả nuôi được trên 1.500ha thủy sản, giảm 500ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, diện tích cá nuôi ao là 1.000ha, còn lại là nuôi dưới ruộng. Ngoài ra, còn có gần 800 lồng, vèo được người dân nuôi cá lóc trên các sông cái lớn, giảm hơn 100 cái.