Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp
Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.
Đa phần cây sắn trồng trên diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp mà cụ thể là đất trồng rừng sản xuất.
Huyện Bảo Thắng có diện tích cây sắn lớn nhất với 3.024 ha (năm 2012), huyện Bảo Yên có 2.650 ha, huyện Văn Bàn có 1.645 ha, tiếp đến là các huyện Bát Xát, Bắc Hà, thành phố Lào Cai; duy nhất huyện Si Ma Cai không có diện tích cây sắn.
Giá sắn tươi trên thị trường Lào Cai trong những năm gần đây dao động từ 700 đến 1.400 đồng/kg, hầu hết sản phẩm sắn tươi, sắn khô qua sơ chế đều có điểm tiêu thụ cuối cùng là thị trường Trung Quốc.
Mỗi năm người dân Lào Cai có thu nhập từ trồng sắn khoảng 130 đến 150 tỷ đồng, nhưng ngành nông nghiệp vẫn để cây sắn ngoài cơ cấu sản xuất, chỉ tiêu thực hiện phát triển. Lý do là cây sắn có thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định, trồng sắn nhanh bạc màu đất, cây sắn phát triển ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng khai thác trái phép, phá rừng khó kiểm soát.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).
Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.