Đồng Ý Xuất Khẩu 100 - 150 Nghìn Tấn Đường

Theo Bộ NN-PTNT, tổng cung đường năm 2012 vào khoảng 1,57 triệu tấn, bao gồm 1,4 triệu tấn sản lượng, 100 nghìn tấn tồn kho và 70 nghìn tấn nhập khẩu theo thỏa thuận gia nhập WTO. Trong khi đó, tổng cầu trong nước khoảng 1,4 triệu tấn và luân chuyển cuối năm là 100 nghìn tấn.
Như vậy, Bộ NN-PTNT ước tính, tổng lượng dư cung đường năm nay là 70 nghìn tấn chứ không lên đến khoảng 300 nghìn tấn như Hiệp hội ước tính. Tuy nhiên, Bộ cũng cho rằng, khả năng dư đường năm 2012 sẽ cao hơn rất nhiều so với con số 70.000 tấn do hàng năm lượng đường nhập lậu rất lớn, nhất là từ Thái Lan. Trong khi, lượng đường các nhà máy cung ứng ra thị trường thực tế thấp hơn nhiều so với nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Như vậy, năm 2012, sản lượng đường sản xuất và lượng đường tồn kho lớn, làm ứ đọng vốn trong điều kiện tín dụng thắt chặt đã khiến các nhà máy đường gặp rất nhiều khó khăn về vốn sản xuất. Để giảm áp lực trong khâu lưu thông và tạo điều kiện cho các nhà máy đường thu hồi vốn phục vụ sản xuất, Bộ đồng ý trước mắt cho xuất khẩu đường với số lượng 100 - 150 nghìn tấn. Bộ cũng cho biết, vừa đề nghị Chính phủ cho tạm trữ 200.000 tấn đường với thời hạn 6 tháng để đảm bảo nguồn cung và ổn định giá đường trong nước.
Related news

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.